Cách Làm Báo Cáo Kế Toán Tài Sản Cố Định Dễ Hiểu Cho Sinh Viên

Việc thực hiện, hoàn thành một báo cáo/ khóa luận chuyên ngành Kế toán thành công là vấn đề khó khăn khiến nhiều sinh viên phải loay hoay suy nghĩ. Để giúp các bạn có thể đạt được mục tiêu đặt ra, hoàn thành tốt báo cáo của mình, bạn không chỉ cần kiến thức cơ bản, kỹ năng chuyên môn và nỗ lực không ngừng. Ngoài ra, bạn cần phải biết cách viết báo cáo sao cho thu hút người đọc. Bài viết dưới đây, Viết báo cáo thuê 24h sẽ hướng dẫn sinh viên cách viết báo cáo kế toán tài sản cố định dễ hiểu.

Cách chọn đề tài kế toán tài sản cố định kèm ví dụ cụ thể

Để hoàn thành một bài báo cáo, điều quan trọng nhất sinh viên phải hiểu về doanh nghiệp mình chọn để viết báo cáo. Đó là doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xây lắp hay doanh nghiệp thương mại…? Bạn phải nắm rõ được điều đó mới lựa chọn được đề tài phù hợp.

Cách Làm Báo Cáo Kế Toán Tài Sản Cố Định Dễ Hiểu Cho Sinh Viên
Cách làm báo cáo kế toán tài sản cố định dễ hiểu cho sinh viên

Cụ thể, nếu đơn vị thực tập là công ty thương mại, sinh viên không thể chọn đề tài là “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” được. Một số trường hợp sinh viên đã chọn đúng đề tài nhưng không biết lựa chọn chứng từ gì cho phù hợp để đưa vào báo cáo.

“Kế toán tài sản cố định tại công ty” hiện là đề tài được đánh giá cao trong quá trình hạch toán kế toán. Các bạn sinh viên được phân công đề tài thường gặp khó khăn, không biết mình phải trình bày nội dung gì, diễn đạt ra sao đề thầy cô hiểu ý. Để giúp các bạn hiểu hơn về đề cách thực hiện, cùng Viết báo cáo thuê 24h xem hướng dẫn bố cục bài dưới đây.

>> Xem thêm: Kế Toán Bán Hàng Trong Báo Cáo Thực Tập: Khái Niệm, Lý Thuyết

Phần 1: Giới thiệu đơn vị sinh viên thực tập và thực hiện đề tài báo cáo

Ở nội dung này, bạn cần làm rõ thông tin tổng quan về công ty mình thực tập. Cụ thể, tên công ty, địa chỉ, trụ sở và mã số thuế đơn vị. Ngoài ra, vốn điều lệ và ngành nghề kinh doanh của công ty là gì? Lịch sử hình thành cùng sự phát triển tóm lược các dấu mốc quan trọng của đơn vị.

Không những vậy, sinh viên cần nêu được quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh. Cụ thể, đặc điểm kinh doanh của công ty kèm mô tả quy trình sản xuất kinh doanh của đơn vị theo quan sát thực thể.

Phần tổ chức bộ máy quản lý, kế toán, sinh viên cần mô tả đúng với tình hình đơn vị. Ví dụ, nếu đơn vị của bạn là công ty TNHH 2 thành viên, bộ máy quản lý không thể có “hội đồng quản trị”. Thay vào đó, bộ máy của công ty phải là “hội đồng thành viên”. Đối với bộ máy kế toán, sinh viên phải nêu mô hình, vẽ sơ đồ, nêu chức năng cũng như nhiệm vị của các thành viên thuộc bọ phận kế toán.

Phần 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định (cố định hữu hình) tại doanh nghiệp

Phân loại và đánh giá tài sản cố định hữu hình trong báo cáo kế toán tài sản cố định

Tùy thuộc đơn vị mà bạn thực tập, tài sản cố định phải được chia thành nhiều loại:

  • Phân loại tài sản theo hình thái biểu hiện (gồm tài sản gì? Số lượng, giá trị cụ thể ra sao?)

  • Phân loại theo nguồn hình thành tài sản (hình thành từ những nguồn nào? Giá trị theo từng nguồn?).

  • Phân loại theo mục đích dùng (Tài sản đang tham gia vào lĩnh vực nào? Nêu rõ giá trị từng loại).

Sau khi phân loại, sinh viên cần đánh giá tài sản. Đây là khâu rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, giúp ghi nhận giá nguyên của sản phẩm một cách hợp lý.

  • Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm gồm những nội dung gì?

  • Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành do xây dựng, do giao thầu tính toán bao gồm chi phí gì?

  • Nguyên giá TSCĐ nhận góp vốn của cổ đông công ty được xác định thế nào?

  • Cách xác định tài sản được cấp phát, biếu tặng nguyên giá.

  • Cách xác định tài sản được hình thành do nguyên nhân khác.

Trình bày phương pháp tính khấu hao TSCĐ hữu hình trong báo cáo

Cách Làm Báo Cáo Kế Toán Tài Sản Cố Định Dễ Hiểu Cho Sinh Viên
Ví dụ một số chứng từ

Sinh viên có thể lấy ví dụ và trình bày cách lập bảng tính, phân bổ khấu hao TSCĐ. Cụ thể:

  • Chứng từ, thủ tục kế toán ban đầu của doanh nghiệp.

  • Chứng từ, thủ tục kế toán tăng TSCĐ hữu hình (hình thành do mua sắm, xây dựng, góp vốn…).

  • Chứng từ và thủ tục giảm TSCĐ hữu hình (giảm do thanh lý, nhượng bán, góp vốn…)

Phân tích kế toán chi tiết tại các phòng ban

Căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm TSCĐ, sinh viên cần trình bày cách mở, ghi chép, theo dõi từng loại trên các sổ chi tiết, thẻ chi tiết tại các phòng ban sử dụng. Cụ thể, mô tả cách thức phản ánh nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao và sửa chữa TSCĐ. Để bài báo cáo đạt điểm cao, sinh viên nên xin các chứng từ tăng, giảm TSCĐ thu thập tại bộ phận kế toán hoặc các đơn vị phụ trách xây dựng cơ bản của đơn vị.

Ngoài ra, phân tích và làm rõ các nội dung kế toán:

  • Tài khoản sử dụng.

  • Kế toán biến động (tăng, giảm TSCĐ).

  • Kế toán sửa chữa.

>> Xem thêm: Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Chi Tiết

Nhận xét, kiến nghị báo cáo kế toán tài sản cố định

Về cơ bản, nhận xét và kiến nghị đóng vai trò tổng kết lại toàn bộ nội dung trong bài. Sinh viên cần nêu ra ưu và nhược điểm của doanh nghiệp thực tập. Từ hình thức kế toán, chế độ sổ kế toán cho tới sử dụng chứng từ, tài khoản kế toán…).

Ngoài ra, bạn cần nhận xét về công tác kế toán tài sản cố định tại đơn vị. Cụ thể, bạn cần nêu ưu, nhược điểm trong công tác hạch toán tài khoản. Từ nhận xét đó, đưa ra kiến nghị sao cho phù hợp hạn chế nêu trên.

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ cách viết báo cáo kế toán tài sản cố định cho sinh viên. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết đề tài, các lưu ý khi thực hiện… đừng bỏ qua website Viết báo cáo thuê của chúng tôi.

Hỗ trợ viết báo cáo thuê 24h chuyên cung cấp dịch vụ viết báo cáo thực tập đa dạng lĩnh vực với giá thành cực kỳ hợp lý dành cho học sinh sinh viên. Chúng tôi có một quy trình làm việc rõ ràng, đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức và kinh nghiệm chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành báo cáo một cách nhanh chóng nhất với điểm số như ý.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ

 

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *