Cách Mã Hóa Dữ Liệu Trong SPSS Dễ Hiểu Cho Sinh Viên

Đối với những người mới biết đến SPSS hoặc không thông thạo SPSS đều sẽ cảm thấy bối rối trong lần đầu xử lý số liệu phần mềm này. Mã hóa dữ liệu trong SPSS là bước đầu tiên giúp sinh viên thu hoạch được kết quả trong quãng thời gian nghiên cứu. Vậy mã hóa dữ liệu là gì? Cách mã hóa dễ dàng trong SPSS? Tất cả sẽ được Viết báo cáo thuê 24h chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Vai trò của mã hóa dữ liệu trong SPSS

Cách Mã Hóa Dữ Liệu Trong SPSS Dễ Hiểu Cho Sinh Viên
Cách mã hóa dữ liệu trong SPSS dễ hiểu cho sinh viên

Mã hóa dữ liệu trong SPSS là giai đoạn chuyển các dữ liệu trong bài khảo sát sang dạng khác. Có thể là từ dạng chữ hoặc số sang dạng số được gắn theo trật tự khác. Mục đích của mã hóa dữ liệu nhằm giúp phần mềm định dạng, dễ dàng sắp xếp và phân tích dữ liệu nhập vào bằng cách mã hóa tất cả lên.

>> Xem thêm: Một Số Lỗi Thường Gặp Của Hệ Số Cronbach’s Alpha

Đặc điểm của các cách mã hóa dữ liệu trong SPSS

Có nhiều cách để mã hóa dữ liệu trong SPSS mà sinh viên có thể tham khảo, thực hiện. Tuy nhiên, một số cách phổ biến nhất phải kể đến:

  • Mã hóa dữ liệu thành nhiều biến khác biệt

  • Mã hóa dữ liệu thành nhiều biến tương đồng

  • Cú pháp DO IF

Mỗi phương pháp mã hóa dữ liệu đều có cách thực hiện khác nhau. Cụ thể, mã hóa dữ liệu thành nhiều biến khác biệt và cú pháp DO IF có đặc điểm không đè lên dữ liệu ban đầu. Còn mã hóa dữ liệu thành nhiều biến giống nha lại ghi đè cá giá trị mới vĩnh viễn lên các biến ban đầu. Theo Viết báo cáo thuê, các bạn sinh viên nên ưu tiên cách mã hóa dữ liệu thành biến khác. Điều này sẽ giúp bạn không bị thay đổi số liệu gốc, dễ dàng truy cập nếu cần thay đổi.

Các bước mã hóa dữ liệu cụ thể, chi tiết

Mã hóa dữ liệu trong SPSS thành nhiều biến khác nhau

Bước 1: Tại thanh công cụ trong phần mềm SPSS, nhấn vào Transform và chọn Recode into Different Variables.

Cách Mã Hóa Dữ Liệu Trong SPSS Dễ Hiểu Cho Sinh Viên
Bước 1

Bước 2: Cửa số mã hóa xuất hiện với các trường A,B, C, D. Chọn biến bạn muốn mã hóa và bấm mũi tên để chuyển sang cột A. Các trường lần lượt có ý nghĩa:

  • A: Biến đầu vào => Biến đầu ra (Danh sách các biến sinh viên chọn để mã hóa).

  • B: Biến đầu ra (Xác định tên và nhãn dán cho các biến muốn mã hóa).

  • C: Giá trị cũ – mới (Chỉ định các bạn muốn mã hóa lại các giá trị cho biến được chọn).

  • D: Tùy chọn IF (Cho phép bạn chỉ định các điều kiện mà theo đó các nhãn dán về mã hóa được áp dụng).

Cách Mã Hóa Dữ Liệu Trong SPSS Dễ Hiểu Cho Sinh Viên
Bước 2

Bước 3: Nhập tên và chỉ định mới cho biến cần mã hóa theo lần lượt định dạng B, C, D. Sau khi hoàn thành các điều kiện mới cho biến cần mã hóa, bạn nhấn continue.

  • B: Điền tên và nhãn dán của biến muốn mã hóa.

  • C: Cửa sổ mới xuất hiện, gồm có giá trị cũ và mới, chuyển cũ sang mới và biến đầu ra.

Cách Mã Hóa Dữ Liệu Trong SPSS Dễ Hiểu Cho Sinh Viên
Ô giá trị
  • D: Tùy chọn IF. Nếu chỉ muốn mã hóa các giá trị cho một biến phù hợp điều kiện, sử dụng tính năng này. Trong đó, cột 1 hiển thị các biến trong tập dữ liệu, cột 2 là đặc điểm của các biến. Cột 3 là trung tâm của cửa sổ, cột 4 là hộp chứa các hàm.

Cách Mã Hóa Dữ Liệu Trong SPSS Dễ Hiểu Cho Sinh Viên
Ô tùy chọn IF

Bước 4: Nhấn OK.

Mã hóa dữ liệu thành nhiều biến tương đồng

Các bước thực hiện trong quy trình mã hóa không có sự khác biệt quy trình trên. Tuy nhiên, quy trình này lưu ra thành bản sao cho các biến mới và ghi đè giá trị lên các biến ban đầu. Cụ thể:

Bước 1: Chọn Transform -> Recode into Same Variables trên thanh công cụ.

Bước 2: Cửa sổ mã hóa dữ liệu xuất hiện trên màn hình.

Bước 3: Thực hiện như quy trình phần trên.

Bước 4: Nhấn OK để bắt đầu quá trình mã hóa.

Khi mã hóa dữ liệu trong SPSS, việc tốt nhất là không nên mã hóa vào cùng biến. Nó có thể gây đè lên các biến ban đầu. Nếu bạn cần sử dụng biến ở dạng ban đầu, rất khó để có thể lấy lại thông tin bởi chúng có thể bị mất.

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Thống Kê Tần Số Chi Tiết Trong SPSS

Sử dụng cú pháp DO IF mã hóa dữ liệu

Cú pháp DO IF – ELSE có các bước thực hiện tương tự 2 thủ tục mã hóa trên. Tuy nhiên ở cú pháp này cho phép người dùng kiểm soát nhiều hơn việc chỉ định phạm vi số liệu với những điều kiện ràng buộc nhất định. Một số câu lệnh cú pháp cần lưu ý như:

  • DO IF (conditional statement)

  • COMPUTE (variable assignment statement).

  • ELSE IF (conditional statement).

  • COMPUTE (variable assignment statement).

  • END IF

  • EXECUTE

Các dòng lệnh ELSE IF và DO IF cho SPSS có thể thực hiện các phép tính lồng nhau. Tuy nhiên, điều này phải được thực hiện khi điều kiện đưa ra là đúng.

Kết luận

Nếu những cách làm trên còn khiến bạn cảm thấy băn khoăn vì quá trình phức tạp. Hoặc bạn cảm thấy lo lắng vì không đủ kiến thức, kỹ năng xử lý dữ liệu một cách hoàn hảo. Có thể lựa chọn giải pháp thuê xử lý dữ liệu SPSS của Viết báo cáo thuê 24h sao cho hoàn thiện bài nghiên cứu tốt nhất.

Hỗ trợ viết báo cáo thuê 24h chuyên cung cấp dịch vụ viết luận văn với giá thành cực kỳ hợp lý dành cho học sinh sinh viên. Chúng tôi có một quy trình làm việc rõ ràng, đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức và kinh nghiệm chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành luận văn một cách nhanh chóng nhất với điểm số như ý.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *