Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Với 4 Đề Tài Cụ Thể, Chi Tiết

Hiện nay, Luật là một trong những ngành phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, Luật cũng là một ngành khó. Chuyên ngành này đòi hỏi sinh viên phải thực sự hiểu chi tiết vấn đề xuyên suốt quá trình học và làm báo cáo. Vậy bạn đã biết cách hoàn thành báo cáo ngành Luật chưa? Chuyên ngành này có những dạng đề tài báo cáo nào? Cùng VIết báo cáo thuê 24h tìm hiểu cách viết báo cáo thực tập ngành Luật nhé.

Những thông tin tổng quan về việc viết báo cáo thực tập ngành Luật

Báo cáo ngành Luật là một dạng báo cáo thể hiện kết quả của công trình nghiên cứu. Cụ thể, bài báo cáo đề cập những nội dung và kiến thức xoay quanh luật sinh viên được học. Nói cách khác, nó sẽ thể hiện kiến thức thực tế, trải nghiệm sinh viên tiếp thu được khi học ngành Luật. Đồng thời, đây còn là cách sinh viên áp dụng kiến thức để làm rõ những vấn đề luật pháp thực tế. Thông qua báo cáo, giảng viên có thể đánh giá năng lực chuyên môn, kiến thức của sinh viên.

Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Với 4 Đề Tài Cụ Thể, Chi Tiết
Những thông tin tổng quan về viết báo cáo thực tập ngành Luật

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Viết Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Nhà Hàng – Khách Sạn Mới Nhất 2022

Cách viết báo cáo thực tập ngành Luật chuẩn cho từng chủ đề

Viết báo cáo với đề tài “Công tác xây dựng pháp luật tại đơn vị”

Với đề tài là xây dựng pháp luật, sinh viên cần nắm được mục tiêu cần đạt qua báo cáo:

  • Nắm rõ thẩm quyền cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật

  • Cần phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng pháp luật tại cơ quan thực tập. Ngoài ra, sinh viên cần đề xuất kiến nghị khi nghiên cứu đề tài

Về bố cục và nội dung, báo cáo thực tập ngành Luật đề tài xây dựng pháp luật gồm 2 phần:

  • Chương 1: Thông tin tổng quan về đơn vị thực tập của sinh viên ngành Luật. Nó bao gồm thông tin chung, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thực tập.

  • Chương 2: Sinh viên đưa ra công tác xây dựng pháp luật tại đơn vị mình thực tập. Thông tin gồm: thực trạng công tác xây dựng; đề xuất công tác xây dựng pháp luật.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng ngành Luật đòi hỏi tính chính xác, độ tin cậy cùng căn cứ. Vậy nên trong quá trình làm báo cáo phải gắn kèm tài liệu tham khảo liên quan chủ đề của đơn vị thực tập. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các báo cáo đề tài và chuyên ngành khác.

Báo cáo thực tập ngành Luật chi tiết với chủ đề “hoạt động công chứng tại đơn vị thực tập”

Mục tiêu cần đạt được của sinh viên khi thực hiện đề tài ngành Luật này là gì? Đó chính là nắm được những quy định, yêu cầu của hoạt động chứng thực. Ngoài ra, sinh viên cần biết phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất kiến nghị.

Bố cục của bài viết báo cáo thực tập ngành Luật chủ đề trên gồm 2 phần:

  • Chương 1: Tổng quan về đơn vị nghiên cứu với những thông tin chung và chi tiết của công ty

  • Chương 2: Thực trạng về công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật tại công ty. Với những thực trạng đó, sinh viên đánh giá và đưa ra giải pháp kèm theo

Đề tài “Thực hiện Pháp luật về cán bộ/ công chức/ viên chức tại đơn vị sinh viên thực tập” viết báo cáo như thế nào?

Với đề tài về quy định thực hiện pháp luật, báo cáo của sinh viên cần đạt được mục tiêu:

  • Nắm và thông báo các quy định về pháp luật đơn vị mình thực tập tới công chứ, viên chức

  • Phân tích, đánh giá thực trạng công chức, viên chức thực hiện pháp luật và đưa ra giải pháp (nếu cần thiết)

Bố cục bài báo cáo thực tập đề tài thực hiện pháp luật cũng gồm 2 phần. Trong đó, phần 1 miêu tả tổng quan thông tin về đơn vị thực tập. Phần 2 chi tiết và cá nhân hóa, miêu tả thực trạng pháp luật về đối tượng cán bộ tại đơn vị thực tập kèm theo đánh giá, đề xuất.

Đề tài “Pháp luật về tổ chức & quản lý doanh nghiệp” có dễ viết báo cáo thực tập ngành Luật không?

Đây là một trong những đề tài có độ khó cao. Mục tiêu của đề tài nhằm hiểu rõ quy định pháp luật về tổ chức, quản lý tại đơn vị. Đồng thời, sinh viên cần phân tích, đánh giá chi tiết thực trạng áp dụng quy định Pháp luật. Mặc dù đề tài được đánh giá độ khó cao nhưng bạn có thể “ăn trọn” điểm nếu như hoàn thành tốt. Cấu trúc đề tài tương tự những bài trên, gồm 2 chương:

  • Chương 1: Tổng hợp những thông tin cơ bản tổng quan về doanh nghiệp

  • Chương 2: Làm rõ vấn đề pháp luật về tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Cụ thể, sinh viên cần nêu rõ thực trạng thực hiện pháp luật của đơn vị. Sau đó, sinh viên đưa ra đề xuất và đánh giá nếu thấy cần thiết.

Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Với 4 Đề Tài Cụ Thể, Chi Tiết
Mỗi chủ đề ngành Luật sẽ có cách viết báo cáo khác nhau

>> Xem thêm: Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Kinh Doanh “Ẵm Trọn” Điểm Cao

Mẹo bỏ túi khi viết báo cáo thực tập ngành Luật cho sinh viên năm 3, năm 4

Không chỉ nắm cách viết, những sinh viên ngành Luật cũng cần bỏ túi một số mẹo sau:

  • Cần tiến hành thu thập chi tiết những số liệu, tài liệu xoay quanh chủ đề Luật nghiên cứu

  • Ngôn ngữ trong báo cáo thực tập ngành Luật phải chi tiết, cụ thể, khoa học

  • Sử dụng tài liệu tham khảo có trích dẫn để tăng tính thiết thực nội dung báo cáo

Ngoài ra, còn nhiều lưu ý trong cách viết báo cáo thực tập ngành Luật khác. Nếu muốn biết thêm ,bạn có thể tìm hiểu, tổng hợp sau khi xem các bài viết của chúng tôi. Viết báo cáo thuê 24h sẽ cập nhật nội dung về ngành học này thường xuyên, chi tiết.

Hỗ trợ viết báo cáo thuê 24h chuyên cung cấp dịch vụ viết báo cáo thực tập đa dạng lĩnh vực với giá thành cực kỳ hợp lý dành cho học sinh sinh viên. Chúng tôi có một quy trình làm việc rõ ràng, đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức và kinh nghiệm chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành báo cáo một cách nhanh chóng nhất với điểm số như ý.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *