Hướng Dẫn Làm Báo Cáo Thực Tập Ngành Nhà Hàng Có Dấu Thực Tập

Thực tập là một cơ hội tốt để các bạn học sinh, sinh viên có thể học hỏi, tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Khi thực tập, các bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề viết báo cáo, khóa luận cuối kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm sao cho đạt điểm cao và nhận được dấu thực tập. Đặc biệt là các bạn sinh viên theo học ngành Nhà hàng – Khách sạn. Nếu bạn cũng gặp phải tình trạng không biết cách làm báo cáo thực tập ngành Nhà hàng có dấu thực tập, bài viết này là dành cho bạn.

Nội dung cơ bản khi làm báo cáo thực tập ngành Nhà hàng có dấu thực tập

Hướng Dẫn Làm Báo Cáo Thực Tập Ngành Nhà Hàng Có Dấu Thực Tập
Hướng dẫn làm báo cáo hực tập ngành nhà hàng có dấu thực tập

Trước khi tìm hiểu cách làm báo cáo Nhà hàng – Khách sạn, sinh viên cần hiểu nội dung cơ bản của 1 bài báo cáo. Thông thường, các bài báo cáo sẽ bao gồm khoảng 5 chương cốt lõi. Chỉ cần neo theo những phần quan trọng, sinh viên sẽ dễ dàng hoàn thành báo cáo của mình.

>> Xem thêm: Mẹo Trình Bày Chuyên Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán Chiếm Trọn Điểm Cao

Chương 1: Tổng quan về Nhà hàng – Khách sạn nơi sinh viên thực tập

Đầu tiên, sinh viên cần giới thiệu tổng quát nơi mình thực tập và làm việc. Các đề mục dưới đây sẽ giúp bạn xác định được những thông tin quan trọng:

  • Tên và địa chỉ của cơ sở khách sạn thực tập

  • Lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở khách sạn thực tập

  • Cơ cấu và bộ máy tổ chức của khách sạn nơi sinh viên thực tập

  • Chức năng, mục đích cùng phạm vi hoạt động của tổ chức thực tập

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về vấn đề Nhà hàng gặp phải

Sinh viên cần tóm gọn các cơ sở kiến thức, lý thuyết đã được học trong trường về chuyên ngành. Sau đó, áp dụng giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình thực tập. Đây là nội dung quan trọng, làm bàn đạp để bạn giải quyết những vấn đề của nhà hàng.

Chương 3: Nội dung nghiên cứu tại cơ sở nhà hàng thực tập

Sau khi đưa ra cơ sở lý thuyết cùng những vấn đề gặp phải, để làm báo cáo thực tập ngành Nhà hàng có dấu thực tập, sinh viên cần viết nội dung xoay quanh:

  • Mô tả công việc được giao xuyên suốt quá trình thực tập

  • Phương thức và quy trình thực hiện công việc tại nhà hàng, khách sạn

  • Kết quả nghiên cứu sau khoảng thời gian sinh viên thực tập

Chương 4: Áp dụng nội dung trên công việc thực tế

Sinh viên cần tổng hợp và phân tích những công việc thực tế mình đã áp dụng chi tiết suốt quá trình thực tập. Chẳng hạn như quy trình thực hiện, cách thức thực hiện và mức độ hiệu quả… Để báo cáo có nền móng vững chắc, sinh viên nên dựa vào cơ sở lý thuyết, đặt vấn đề.

Chương 5: Kết luận kiến nghị cuối báo cáo thực tập cùng tài liệu tham khảo

Để làm báo cáo thực tập, sinh viên cần đưa ra kết luận xác đáng sau toàn bộ thời gian theo chân doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cần đề xuất những kiến nghị cần thiết để giải quyết vấn đề đề cập phần đầu.

Hướng Dẫn Làm Báo Cáo Thực Tập Ngành Nhà Hàng Có Dấu Thực Tập
Sinh viên cần lưu ý khi làm báo cáo tốt nghiệp khách sạn

Đặc biệt, sau khi đưa ra kết luận, kiến nghị, bạn không được bỏ quên “tài liệu tham khảo”. Đây là phần bị nhiều sinh viên “ngó lơ” bởi họ cho rằng tài liệu kèm theo không quan trọng. Tuy nhiên, đây chính là cơ sở vững chắc để sinh viên xác minh số liệu, dữ liệu bạn đưa ra trong bài.

Cách làm báo cáo thực tập ngành Nhà hàng có dấu thực tập

Sau khi hoàn thành những nội dung cứng, sinh viên cần trình bày, bố cục lại mạch lạc:

Bố cục

Bố cục khi làm báo cáo Nhà hàng có dấu thực tập gồm:

  • Trang bìa

  • Trang bìa trong

  • Trang “Lời mở đầu”

  • Trang dành cho “Nhận xét của giảng viên/ thầy cô hướng dẫn”

  • Trang “Mục lục”

  • Trang chứa “Danh mục các bảng biểu, sơ đồ và hình…”

  • Các trang nội dung (có đánh số thứ tự)

  • Trang “Tài liệu tham Khảo” đặt ở cuối báo cáo (không đánh số trang)

  • Các trang Phụ lục

>> Xem thêm: Cách Viết Lời Cam Đoan Chuyên Luận Văn Kế Toán Cho Sinh Viên Cụ Thể, Chi Tiết

Hình thức bài làm báo cáo thực tập ngành Nhà hàng có dấu thực tập

Để xin dấu thực tập ngành Nhà hàng – Khách sạn, báo cáo phải được giảng viên đánh giá cao. Trong đó, một số yêu cầu về hình thức cụ thể:

  • Khổ giấy A4

  • Hình thức in 1 mặt

  • Bìa giấy cứng

  • Số trang: Số trang tối thiểu của báo cáo nên khoảng 20 trang, tối đa khoảng 70 trang

  • Font: Times New Roman

  • Size chữ: 14

  • Dãn dòng: 1.5

  • Không sử dụng thanh tiêu đề trong nội dung bài

  • Hình thức: Viết theo chương, mục và các tiểu mục nằm trong bài

  • Các bảng, hình ảnh và sơ đồ phải được đánh số thứ tự và ghi tên đầu mỗi bảng

  • Hạn chế viết tắt. Trong trường hợp bạn viết tắt thì phải để phần giải thích trong dấu (), sau đó liệt kê thành 1 trang riêng. Trang này có thể đưa vào sang “Danh mục các bảng…”

  • Hạn chế sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, hoa văn, hình vẽ để trang trí hoặc làm đề mục đầu chương, đầu trang.

Kết luận

Để làm báo cáo tốt nghiệp Nhà hàng, sinh viên cần đầu tư chất xám cùng sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Với những hướng dẫn trên, Viết báo cáo thuê hy vọng bạn sẽ xin dấu thực tập Nhà hàng Khách sạn thành công.

Hỗ trợ viết báo cáo thuê 24h chuyên cung cấp dịch vụ chạy SPSS với giá thành cực kỳ hợp lý dành cho học sinh sinh viên. Chúng tôi có một quy trình làm việc rõ ràng, đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức và kinh nghiệm chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành báo cáo một cách nhanh chóng nhất với điểm số như ý.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *