Hướng dẫn cách làm bài nghiên cứu khoa học chi tiết nhất

Bạn đam mê nghiên cứu khoa học. Sắp tới bạn sẽ nghiên cứu một đề tài nào đó và chưa biết bắt đầu từ đâu! Bài viết Hướng dẫn cách làm bài nghiên cứu khoa học chi tiết nhất dưới đây sẽ giúp bạn biết cách làm bài nghiên cứu khoa học hoàn hảo để có thể thực hiện mong muốn của bạn. Cùng tham khảo nhé!

1.Nghiên cứu khoa học là gì?

Cách làm bài nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là gì?

Hiểu một cách đơn giản, công việc nghiên cứu khoa học là thực hiện nghiên cứu, tìm tòi với mục đích phát hiện ra cái mới, giải quyết những vấn đề mà thực tiễn và lý luận đặt ra. Đây là công việc đòi hỏi bạn phải có tính tư duy và kiên trì vì nó khá phức tạp.

Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm hiểu, nghiên cứu cẩn thận dựa trên mối quan hệ giữa các thông tin hay sự kiện để tìm ra thông tin mới, nâng cao hiểu biết của con người về những thứ xung quanh đòi hỏi tính sáng tạo.

>> Dịch vụ: làm luận văn thuê.

2. Phân loại nghiên cứu khoa học

Cách làm bài nghiên cứu khoa học
Phân loại nghiên cứu khoa học

2.1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu

  • Nghiên cứu mô tả
  • Nghiên cứu giải thích.
  • Nghiên cứu dự báo
  • Nghiên cứu sáng tạo

2.2 Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu

  • Nghiên cứu cơ bản
  • Nghiên cứu ứng dụng
  • Nghiên cứu triển khai

2.3 Phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu

  • Khoa học tự nhiên
  • Khoa học kỹ thuật và công nghệ
  • Khoa học y, dược
  • Khoa học nông nghiệp
  • Khoa học xã hội
  • Khoa học nhân văn

2.4. Phân loại theo phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu định tính
  • Phương pháp nghiên cứu định lượng
  • Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

3.Mục tiêu bài nghiên cứu khoa học

  • Tìm hiểu và tổng hợp lại kiến thức về sự vật, hiện tượng;
  • Điều tra chi tiết về một sự vật, hiện tượng đang diễn ra;
  • Đưa ra những giải pháp cho những vấn đề đang cần thay đổi;
  • Khám phá và phân tích những vấn đề mới;
  • Tìm ra những phương pháp tiếp cận mới;
  • Giải thích sự vật, hiện tượng mới;
  • Tạo ra kiến thức nội dung mới;
  • Dự đoán những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai;
  • Tổng kết lại những nội dung đã nghiên cứu, tìm tòi

4.Cách làm bài nghiên cứu khoa học chuẩn nhất

Cách làm bài nghiên cứu khoa học
Cách làm bài nghiên cứu khoa học chuẩn nhất

4.1. Bố cục cơ bản của một bài nghiên cứu khoa học

  • Tên đề tài
  • Tên tác giả
  • Mục lục

Phần mở đầu

  • Lý do chọn đề tài
  • Mục đích nghiên cứu
  • Đối tượng và khách thể nghiên cứu
  • Giả thuyết nghiên cứu
  • Nhiệm vụ nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu

Phần nội dung

  • Chương 1: Cơ sở lý luận
  • Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu
  • Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

4.2. Cách để làm một bài nghiên cứu khoa học hay

Để xây dựng một bài nghiên cứu khoa học hoàn hảo, bạn thực hiện những bước sau:
Bước 1: Tìm ý tưởng
Bạn có thể tham khảo ý tưởng thông qua việc đọc sách, báo, internet,… hoặc qua quan sát thực tế. Khi bạn phát hiện ra vấn đề, hãy tìm một hướng nghiên cứu phù hợp.

Bước 2: Xác định hướng nghiên cứu
Khi bạn đã tìm ra ý tưởng, việc tiếp theo cần làm là tìm đọc nhiều tài liệu về vấn đề đó. Sau đó, lọc những tài liệu bạn đã tìm, để tập trung vào những vấn đề trọng tâm nhất và phù hợp nhất.
Bước 3: Chọn tên đề tài nghiên cứu khoa học
Sau khi đã tìm tòi và có được nhiều tài liệu bạn hãy đặt cho mình tên của đề tài.

Tên đề tài phải ngắn gọn và phải thể hiện được vấn đề bạn đang định nghiên cứu. Tên đề tài phải thể hiện đầy đủ đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể, thời gian, không gian nghiên cứu.
Bước 4: Lập đề cương nghiên cứu
Bạn hãy thể hiện những gì đã tìm hiểu của viết thành một đề cương sơ bộ bao gồm những nội dung sau đây:

  • Đặt vấn đề
  • Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Câu hỏi nghiên cứu
  • Các giả thuyết
  • Kết cấu đề tài
  • Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo

Bước 5: Tham khảo ý kiến của giảng viên
Sau khi đã lập được đề cương sơ bộ bạn nên chủ động tìm gặp những người hướng dẫn bạn.

Bước 6: Lập kế hoạch thực hiện

Khi đã chọn người hướng dẫn và có những ý tưởng cơ bản, rõ ràng về đề tài nghiên cứu, nhằm quản lí thời gian thực hiện một cách khoa học để phân chia phù hợp, cụ thể

Bước 7: Từ đề cương viết bài nghiên cứu khoa học.

5.Hình thức một bài nghiên cứu khoa học

  • Đối với nội dung trong bài:

Khổ giấy: A4

Lề trái, phải, trên, dưới: 3 cm x 2 cm x 2 cm x 2 cm

Dãn chữ: Bình thường (Normal)

Dãn dòng: Before = After = 0 pt; Line Spacing = 1.3 – 1.5 lines

Kiểu chữ (Font): Times New Roman

Cỡ chữ: 12 – 13

Số trang được đánh bên phải, phía dưới (kích cỡ 12, font: Times New Roman)

  • Đối với bảng biểu:

Tên bảng biểu cần được in đậm và đánh số theo thứ tự, căn giữa

Nội dung bảng biểu được căn giữa

Nguồn của bảng biểu phải được thể hiện ngay dưới nội dung bảng biểu và được căn bên phải

  • Đối với Footnote: 

Dãn dòng: Before = After = 0 pt; Line Spacing = Single

Dãn chữ: Normal

Kiểu chữ (Font): Times New Roman

Cỡ chữ: 10

6. Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên đây của hỗ trợ viết báo cáo thuê 24h sẽ giúp mang lại kiến thức hữu ích cho bạn. Có thể giúp bạn trong quá trình làm bài nghiên cứu khoa học và đạt được kết quả nghiên cứu như mong muốn. Chúc bạn thành công!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *