Hướng dẫn cách trình bày báo cáo thực tập chuyên nghiệp

Chào bạn! Có phải bạn là sinh viên vừa hoàn thành kỳ thực tập và đang chuẩn bị bắt tay vào việc viết báo cáo. Báo cáo thực tập tốt nghiệp được xem là nền móng cần thiết giúp các bạn sinh viên có thể tự tin hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc sau này, chính vì điều đó đây là việc phải hoàn thành thật tốt. Nhưng cách trình bày báo cáo thực tập đạt điểm cao và đúng với tiêu chuẩn không phải ai cũng có thể tự tin rằng mình đã biết. Những hướng dẫn và lưu ý của Luận văn 24/7 dưới đây sẽ giúp bạn có được bản báo cáo hoàn hảo nhất. Bạn tham khảo nhé!

1. Cấu trúc trình bày báo cáo thực tập 

Cấu trúc báo cao thực tập
Cấu trúc báo cao thực tập

1.1. Hình thức trình bày báo cáo thực tập

1.1.1. Hình thức trình bày trang bìa của bài báo cáo thực tập

Cách trình bày báo cáo thực tập phải đảm bảo hình thức trang bìa có đủ những yêu cầu:

  • Tên cơ quan chủ quản, tên trường, tên khoa
  • Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  • Chuyên ngành
  • Tên đơn vị sinh viên đến thực tập, tên cơ quan/công ty, nơi sinh viên đến thực tập, địa chỉ đầy đủ của cơ sở đó.
  • Tên cán bộ hướng dẫn
  • Tên giảng viên theo dõi
  • Tên sinh viên thực tập, mã số sinh viên
  • Địa điểm, thời gian hoàn thành báo cáo

1.1.2. Hình thức trình bày nội dung báo cáo thực tập

Cách trình bày báo cáo thực tập
Hình thức trình bày báo cáo thực tập

Về hình thức, một luận văn bài báo cáo thực tập mẫu cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Khổ giấy: A4, in một mặt
  • Bìa: là loại giấy cứng hay giấy pelure thường.
  • Số trang: Nội dung báo cáo tối thiểu 20 trang, tối đa 70 trang không kể phần phụ lục
  • Chữ viết: ở các trang của báo cáo là size 13, Font Unicode Times New Roman, không được dùng các kiểu chữ dạng thư pháp. Chữ in màu đen; hình vẽ, đồ thị, logo của trường …có thể in màu.
  • Giãn dòng: 1,5.
  • Canh lề: trái – left: 3.5 cm; phải – right: 2.00 cm; trên – top: 2.00 cm; dưới – botton: 2.00cm

Ngoài ra, cần chú ý các yếu tố sau:

  • Không sử dụng thanh tiêu đề (Header and footer) trong viết báo cáo.
  • Trang số 1 bắt đầu sau phần Mục lục, tức là trang đầu tiên của chương 1. Viết theo chương, mục, các tiểu mục
  • Đánh số thứ tự các bảng, hình ảnh, bản đồ/sơ đồ và ghi tên bảng ở đầu mỗi bảng
  • Không được trích các câu tục ngữ, thành ngữ, hình vẽ để trang trí hoặc làm đề dẫn ở đầu mỗi trang, mỗi chương,…
  • Các chú thích phải đánh số và viết ghi chú ở cuối mỗi trang.
  • Hạn chế viết tắt, nếu phải viết tắt phải bỏ trong ngoặc để giải nghĩa ngay từ các chữ viết tắt đầu tiên, sau đó liệt kê thành trang, đưa vào sau các trang danh mục, các bảng biểu,…
  • Cách đánh số các chương mục, tiểu mục phải theo quy định.
  • Thực hiện mục lục tự động.

>> Xem thêm: Dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập.

1.2. Bố cục sắp xếp thứ tự trong báo cáo thực tập

Để một bài báo cáo thực tập được đánh giá cao thì cấu trúc sắp xếp phải tuân theo một trình tự khoa học, có mở đầu và kết thúc theo đúng thứ tự. Các bạn có thể tham khảo cấu trúc dưới đây:

  1. Trang bìa
  2. Trang nội dung
  3. Lời mở đầu
  4. Mục lục
  5. Nội dung
  6. Lời cảm ơn
  7. Nhận xét của người hướng dẫn
  8. Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ,…
  9. Phụ lục
  10. Tài liệu tham khảo.

2. Nội dung của một bài báo cáo thực tập đầy đủ

Cách trình bày báo cáo thực tập
Nôi dung của một bài báo cáo thực tập

>> Dịch vụ: làm luận văn thuê.

2.1. Lời mở đầu báo cáo thực tập viết như thế nào?

Lời mở đầu báo cáo thực tập khá quan trọng. Vì đây là những nội dung trước tiên mà người hướng dẫn sẽ đọc. Nên bạn phải cố gắng làm sao gây được thiện cảm nhất. Tránh copy hay đạo văn từ bài của người khác vì những trường hợp như vậy nếu bị phát hiện sẽ dễ bị chấm điểm rớt và gây mất cảm tình, ảnh hưởng đến toàn bộ báo cáo thực tập tốt nghiệp của bạn.

Bạn cần đảm bảo các yếu tố sau trong lời mở đầu báo cáo thực tập:

  • Lý do chọn đề tài
  • Mục tiêu nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Cấu trúc đề tài

2.2. Phần nội dung cần có trong bài báo cáo thực tập

Một bài báo cáo thực tập hoàn hảo và được đánh giá cao thì ngoài việc trình bày một bố cục đẹp mà phần nội dung cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn, khoa học để đạt yêu cầu nhé!

Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập

Đầu tiên, yêu cầu bạn cần tìm hiểu về đơn vị thực tập và quá trình làm thực tập sinh để trình bày những thông tin cơ bản về đơn vị mà bạn đang thực tập. Phần này thường có các vấn đề chung bao gồm:

  • Giới thiệu tên, địa chỉ của cơ sở thực tập
  • Lịch sử hình thành và phát triển
  • Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
  • Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động
  • Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, các ngành nghề hoạt động
  • Quy mô, khả năng sản xuất, lực lượng sản xuất, phân loại các sản phẩm, dịch vụ
  • Đánh giá về doanh nghiệp từ khách hàng

Lưu ý: Nên trình bày một cách cô đọng, chính xác, không dài dòng.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Bạn tóm tắt những kiến thức lý thuyết nền tảng cũng như kiến thức chuyên môn đã được học tại trường. Đồng thời, hoạt động vận dụng lý thuyết đó vào giải quyết các vấn đề của bài báo cáo. Tùy theo từng chuyên ngành mà phần nội dung lý thuyết sẽ khác nhau.

Lưu ý: Có thể trình bày dài nhưng phải trình bày một cách khoa học và nêu được những nội dung mà bạn sử dụng trong bài.

Chương 3: Nội dung nghiên cứu

Đây là phần đáng giá và ghi điểm nhiều nhất trong bài báo cáo thực tập của bạn. Thông qua đây sẽ biết được bạn đã thể hiện những gì và hoạt động ra sao trong suốt quá trình thực tập. Nội dung của chương này gồm:

  • Mô tả công việc được giao
  • Phương thức làm việc
  • Quy trình thực hiện
  • Kết quả đạt được
  • Kết quả khảo sát, thu thập số liệu thực tế
  • Phân tích và xử lý số liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này trả lời cho câu hỏi: Quá trình học tập, nhìn nhận và đúc kết được những kinh nghiệm gì? Phần kết quả nghiên cứu có thể bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Mối liên hệ, sự tương quan giữa ngành học và hoạt động thực tế tại doanh nghiệp thực tập
  • Những điểm phù hợp và chưa phù hợp giữa ngành học và hoạt động thực tế tại công ty
  • Đề xuất giải pháp, khắc phục phương pháp đào tạo cho công tác thực tập trong tương lai.

2.3. Viết lời cảm ơn trong báo cáo thực tập hay và chân thành

Người ta vẫn thường nói lời chân thành sẽ có giá trị hơn rất nhiều những lời hoa mỹ nhưng sáo rỗng. Vì vậy, bạn hãy dùng chính tâm hồn của mình để thể hiện sự biết ơn của mình nhé. Một lời cảm ơn trong báo cáo thực tập có giá trị không chỉ thể hiện sự cảm ơn đối với giảng viên hướng dẫn mà còn thể hiện sự cảm ơn sâu sắc tới nhà trường, ban giám hiệu và toàn thể các giảng viên đã dạy dỗ, chỉ bảo trong suốt những tháng năm theo học tại trường. Bạn hãy dùng những lời văn chân thành và đơn giản nhưng không kém phần trang trọng để thể hiện những cảm xúc của mình một cách sâu sắc nhất.

2.4. Kết luận và kiến nghị

Đây là phần chốt lại cuối cùng của vấn đề được đưa ra. Nếu như lời mở đầu báo cáo thực tập hay được xem là cánh cửa mở ra để thu hút sự chú ý và mối quan tâm của giảng viên hướng dẫn thì phần kết luận báo cáo thực tập tốt sẽ giúp bạn nhấn mạnh lại được toàn bộ nội dung quan trọng trong báo cáo thực tập và để lại ấn tượng với người đọc. Kết luận lại toàn bộ nội dung của báo cáo. Đề xuất các phương án hoặc giải pháp được rút ra từ kết quả nghiên cứu. Tóm tắt và có được một lời kết luận ngắn gọn, súc tích sao cho phù hợp.

3. Kinh nghiệm trong trình bày báo cáo thực tập

Cách trình bày báo cáo thực tập
Kinh nghiệm làm báo cáo thực tập

3.1. Cách trình bày báo cáo thực tập thu hút mắt nhìn

Bên cạnh nội dung đầy đủ, rõ ràng thì các bạn cũng cần chú trọng đến cách thức trình bày bài báo cáo thực tập. Sinh viên là những người trẻ, hoàn toàn có thể phát triển những ý tưởng mới, hiện đại theo khả năng của mỗi người.

Không nên xây dựng theo các hướng đi truyền thống vì như vậy tức là các bạn đang cố tình biến tư duy của mình theo một khuôn khổ, không phát huy được hết sự sáng tạo của bản thân.

3.2. Tìm hiểu và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau

Để có thể hoàn thành tốt và đạt kết quả cao trong bài báo cáo thực tập, các bạn cần phải linh động trong việc tìm kiếm và tham khảo các nguồn tài liệu. Tính chủ động, sáng tạo sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình làm việc và xây dựng nội dung bài làm. Bạn có thể tìm kiếm thông tin nội dung không chỉ từ trong sách vở, tài liệu giấy mà còn có thể nhờ đến sự hướng dẫn của giảng viên, các đồng nghiệp trong công ty, các anh chị đi trước hay chính bạn bè, người thân của mình.

3.3. Tránh xa những lý do khiến báo cáo thực tập không đạt yêu cầu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bài báo cáo thực tập của bạn không đạt yêu cầu hoặc gây nhàm chán cho người đọc. Trong đó, lý do phổ biến có thể kể đến như:

  • Không nên viết báo cáo quá dài, lan man, không đúng đề tài trọng tâm
  • Ngôn ngữ, văn phong sử dụng trong báo cáo cần đúng tiêu chuẩn của một văn bản hành chính: sáng nghĩa, dễ hiểu, đúng ngữ pháp
  • Hạn chế việc trích dẫn quá nhiều tài liệu tham khảo gây loãng nội dung
  • Nội dung tập trung vào trọng tâm đề tài báo cáo cùng các kết quả khảo sát đúng thực tế
  • Tuyệt đối không khai gian số liệu trong các bảng biểu của báo cáo
  • Luôn nhớ phải có lời cảm ơn trong mỗi báo cáo

Tổng kết

Trên đây là những kinh nghiệm, cách trình bày bài báo cáo thực tập tốt nghiệp hoàn chỉnh mà chúng tôi chia sẻ. Đơn vị viết báo cáo thuê 24h mong các bạn cố gắng làm bài báo cáo thật tốt để kết thúc quá trình học tập, thực tập sinh của mình một cách suôn sẻ và thành công nhé!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *