Hướng dẫn các bước làm bài văn nghị luận trọn vẹn nhất

Bài nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học đã giúp các em hiểu được vai trò của việc học trong việc mở rộng vốn hiểu biết và hoàn thiện bản thân của con người. Để có một bài văn nghị luận hay và cách viết sao cho không bị xa đề thì bạn phải nắm vững các bước làm một bài văn nghị luận. Vậy, viết như thế nào cho hay và đạt điểm cao. Bài viết dưới đây Hướng dẫn các bước làm một bài văn nghị luận trọn vẹn nhất, cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết nhất, bạn tham khảo nhé!

1.Các dạng đề nghị luận xã hội

Các 3 dạng đề nghị luận xã hội thường gặp:

  • Nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống.
  • Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
  • Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

2. Các bước cơ bản để làm một bài văn nghị luận

các bước làm bài văn nghị luận
Các bước cơ bản để làm một bài văn nghị luận

>> Xem thêm: Làm luận văn thuê

  • Bước 1. Đọc kỹ đề, xác định dạng đề

Nghị luận xã hội có 3 dạng đề chính. Trong mỗi dạng đề sẽ bao gồm những dạng đề nhỏ hơn. Mỗi dạng có một cách viết khác nhau. Chính vì vậy, việc phân biệt các dạng đề trước khi làm bài là điều cần thiết giúp bạn có thể nắm được những ý cần triển khai để hoàn thành tốt việc lập dàn ý cho bài

Đề nghị luận xã hội mà nằm trong đọc hiểu thì trước hết các em phải đọc kỹ bài đọc hiểu, nắm được cốt lõi nội dung, từ đó xem đề nghị luận họ yêu cầu mình bàn về vấn đề gì? Nhất là phải xác định được vấn đề đó thuộc về dạng đề nào

  • Bước 2: Lập dàn ý

Trước khi viết một bài văn, việc cốt lõi đầu tiên là lập dàn ý. Các bước chính trong việc lập dàn ý là:

– Xây dựng câu mở đoạn

Phần này phải có cái nhìn tổng quát, khái quát được nội dung mà đề thi yêu cầu. Phải hiểu được đề thi bàn về vấn đề gì?

Nên viết theo hướng: Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần bàn luận, nêu nội dung khái quát rồi dẫn câu nói vào (hoặc không dẫn nguyên câu thì trích vào cụm từ khóa).

– Xây dựng thân đoạn

Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản)

Bàn luận:

+ Đặt ra các câu hỏi “tại sao” sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ.

+ Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng)

+ Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động.

– Viết kết đoạn

Rút ra bài học cho mình và mọi người về nhận thức và hành động. Viết kết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng (Nếu được vậy, bài làm sẽ được giám khảo chú ý hơn khi chấm điểm).

  • Bước 3: Tập trung viết bài theo dàn ý

Từ dàn ý, tập trung huy động những kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề, tập trung viết một bài văn hoàn chỉnh.

3. Các bước làm bài văn nghị luận theo từng dạng đề cụ thể

các bước làm văn nghị luận
Các bước làm một bài văn nghị luận theo từng dạng đề cụ thể

3.1. Các bước làm bài văn nghị luận về một hiện tượng xã hội

  • Bước 1: Cắt nghĩa từ khóa, nêu hiện tượng đó trong cuộc sống (hiện tượng ấy có phổ biến hay không?,…)
  • Bước 2: Phân tích hiện tượng đó trong đời sống thực tế (diễn ra như thế nào?)
  • Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân và hệ quả của hiện tượng
  • Bước 4: Lấy ví dụ để chứng minh hiện tượng ấy có lợi hay có hại
  • Bước 5: Liên hệ với bản thân
  • Bước 6: Rút ra bài học cho mình và mọi người (liên hệ thực tế đến giới trẻ)
  • Bước 7: Phê phán (đối với hiện tượng xấu) ca ngợi (đối với hiện tượng tốt) đưa ra lời khuyên hợp lý

3.2. Các bước làm bài văn nghị luận nghị luận về một tư tưởng đạo lý

  • Bước 1: Cắt nghĩa từ khóa, giải nghĩa từ then chốt
  • Bước 2: Khẳng định câu nói đó là đúng hay sai? Tại sao đúng? Tại sao sai?
  • Bước 3: Phân tích để làm rõ nhận định của mình, dùng các luận chứng để lật lại vấn đề
  • Bước 4: Lấy ví dụ, phân tích ví dụ để chứng minh ý nghĩa của câu nói đó đối với cuộc sống
  • Bước 5: Liên hệ với bản thân, với thực tế (Chủ yếu là tầng lớp học sinh, thanh niên)
  • Bước 6: Rút ra bài học cho cả bản thân và mọi người (Chủ yếu là giới trẻ)
  • Bước 7: Phê phán những người đi ngược lại chân lý, tư tưởng đó đồng thời ngợi ca những tấm gương đang có lý tưởng sống đúng

3.3. Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

  • Bước 1: Bước định hướng (tìm hiểu đề, xác lập yêu cầu đề văn nghị luận)

– Trước khi làm bài, cần tìm hiểu về nội dung, yêu cầu của đề bài, định hướng xây dựng văn bản.Bước định hướng là khâu rất quan trọng trong bài văn nghị luận văn học. Định hướng đúng sẽ tránh viết sai thể loại, lạc đề.

– Thông thường thì sẽ có hai dạng đề bài: Với dạng đề nổi thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết được trên câu chữ, cần gạch chân các từ khóa để dễ thực hiện bài viết. Đối với đề chìm thì các cần nghiên cứu kỹ nội dung ẩn ý của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của tác giả, chủ đề của tác phẩm mà xác định mục tiêu đề bài.

  • Bước 2: Lập đề cương (xác định luận điểm, luận cứ, dẫn chứng, lập luận)

Cần xác định và tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung của tác phẩm.
Nội dung cơ bản (tìm ý): Ở bước này chúng ta cần tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
Bố cục của bài văn (lập dàn ý): Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý (từ ý lớn đến ý nhỏ, nghệ thuật, nội dung). Sau khi tìm được ý, cần phác họa ra dàn ý sơ lược và sau đó triển khai thành dàn ý chi tiết.

Xác định luận điểm cho bài văn nghị luận, sau khi đã xác định yêu cầu của đề bài, cần dựa vào vấn đề nghị luận và đặt ra các câu hỏi:
+ Là gì?
+ Như thế nào?
+ Có ý nghĩa gì?
Khi đã tìm ra các luận điểm lớn, cần tiếp tục chia tách các ý nhỏ (luận điểm bộ phận).
Khi triển khai luận điểm:
+ Các ý lớn phải ngang hàng nhau và cùng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
+ Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ cho ý lớn.
+ Các ý phải được sắp xếp theo một chặt chẽ.
+ Cần xác định mức độ các ý cho hợp lí. Trong một bài văn, các ý không phải bao giờ cũng đồng đều và được trình bày ngang nhau. Có ý cần nêu kĩ, có ý chỉ nói qua, nói vừa đủ => Xác định được ý trọng tâm.

  • Bước 3: Viết bài từ dàn ý, đề cương đã triển khai

4. Lưu ý khi làm bài văn nghị luận

các bước làm bài văn nghị luận
Lưu ý khi làm bài văn nghị luận
  • Nguyên tắc chung là dựa theo dàn ý để viết thành bài văn chứ không viết một cách tùy tiện. Có thế, bài viết mới thống nhất, cân đối, chặt chẽ và có sức thuyết phục.
    Khi viết cần lưu ý rèn luyện cách dùng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ, lựa chọn giọng văn cho phù hợp với bài viết.
  • Lời văn nghị luận cần đảm bảo tính chính xác, lập luận rõ ràng, đồng thời cần có tính biểu cảm để nâng cao giá trị bài văn.
  • Trước khi làm bài cần đọc thật kỹ đề bài
  • Độ dài bài văn cần phù hợp (hình thức yêu cầu là đoạn văn, bài văn hay giới hạn bao nhiêu chữ). Tránh việc viết bài lan man, dài dòng.
  • Dẫn chứng phù hợp, thực tế, thuyết phục. Không kể kể dài dòng

Kết luận

Bài viết đã chia sẻ các bước làm một bài văn nghị luận trọn vẹn nhất. Mong rằng bài viết của hỗ trợ viết báo cáo thuê 24h mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

 

3/5 (2 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *