Có nhiều cách hiểu về quản trị nguồn nhân lực (NNL) (còn gọi là quản trị nhân lực, quản lý nhân lực, quản lý nhân lực). Trong đó, nguồn nhân lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp hiện nay là gì? Các bạn sinh viên cần nhận thức vai trò của mình sau khi ra trường làm việc tại doanh nghiệp như thế nào, hãy cùng Viết Báo Cáo Thuê 24h cùng phân tích nội dung dưới đây.
Quản trị nguồn nhân lực là gì? Vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp 2024
Nếu các học viên đang gặp khó khăn với luận văn thạc sĩ ngành quản trị nguồn nhân lực, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Viết Báo Cáo Thuê 24h tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín, chuyên nghiệp và chất lượng cao.
Tham khảo dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập uy tín của chúng tôi.
1. Quản trị nguồn nhân lực là gì?
Nội dung chính
Khi đề cập đến quản trị nguồn Nhân lực, theo Kiều Văn Cường thì: Quản trị nhân sự (QTNS) là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức doanh nghiệp với người lao động. QTNS chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào doanh nghiệp giúp họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Theo THS Kim Dung thì quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo- phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
Quản trị nguồn nhân lực nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong các tổ chức ở tầm vi mô với hai mục tiêu cơ bản:
Một là, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
Hai là, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp.
Dù tiếp cận ở mức độ nào thì quản trị NNL vẫn là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của một tổ chức về mặt số lượng và chất lượng, khai thác hợp lý và hiệu quả nhất năng lực, sở trường của NLĐ nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu của DN.
Hệ thống quản trị nguồn nhân lực đề ra các chính sách và phải có khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn, giúp DN thực hiện được mục tiêu. Ngoài ra, các cấp quản trị có đóng vai trò tư vấn cho các cấp quản trị khác, cung cấp các dịch vụ như: tuyển dụng, đào tạo đồng thời đảm nhận các chức năng kiểm tra, giám sát các bộ phận khác nhằm đảm bảo thực hiện các chính sách, các chương trình kế hoạch thuộc về nhân sự đã đề ra hay không.
Tóm lại, Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
Vai trò quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong các lĩnh vực chính của tổ chức:
Tuyển dụng và giữ chân nhân tài: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Một hệ thống tuyển dụng tốt giúp doanh nghiệp thu hút đúng người, phù hợp với vị trí và văn hóa tổ chức, đảm bảo các chính sách đãi ngộ, lương thưởng và phúc lợi để giữ chân nhân viên.
Đào tạo và phát triển nhân viên: Doanh nghiệp phải liên tục cải tiến kỹ năng cho nhân viên. HRM chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình đào tạo, phát triển nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại và tương lai.
Đánh giá và quản lý hiệu suất: Đánh giá hiệu suất giúp xác định và cải thiện điểm yếu của nhân viên, cũng như tạo cơ hội cho họ phát triển. HRM đóng vai trò thiết kế hệ thống đánh giá khách quan, công bằng và minh bạch.
Tạo động lực và phát triển văn hóa doanh nghiệp: Tạo động lực là yếu tố quan trọng giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Các chương trình khen thưởng, phát triển sự nghiệp, và xây dựng một môi trường làm việc tích cực giúp nhân viên cống hiến hết mình cho công việc.
3. Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực
Không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu “quản trị nhân lực” hay nói cách khác quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại, phát triển trên thị trường và những mục tiêu được đặt ra, có 3 mục tiêu chính là:
– Mục tiêu kinh tế: Quản trị NNL nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả nhất sức lao động, tăng năng suất lao động. Thông qua đó để tăng hiệu quả kinh tế, tạo tích lũy cho DN, thỏa mãn nhu cầu trang trải các chi phí, tái sản xuất giản đơn và mở rộng sức lao động, ổn định kinh tế gia đình. Ở tầm vĩ mô, quản trị NNL tạo điều kiện tăng thu nhập quốc dân, tạo tích lũy cho Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội.
– Mục tiêu xã hội: Quản trị NNL tạo công ăn việc làm, giáo dục, động viên NLĐ phát triển phù hợp với tiến bộ xã hội, làm trong sạch môi trường xã hội.
– Mục tiêu củng cố và phát triển tổ chức: Quản trị NNL là một lĩnh vực quản trị DN và cũng là một phương tiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực, đáp ứng yêu cầu về sự thống nhất và tính hiệu lực của bộ máy thực hiện mục tiêu kinh doanh của DN.
4. Chức năng của quản trị nguồn nhân lực
– Nhóm chức năng thu hút NNL:
Chức năng này chú trọng đến vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của DN. Để có thể tuyển đúng người, đúng việc, DN phải căn cứ vào kế hoạch SXKD và thực trạng sử dụng nhân viên để xác định được công việc nào cần tuyển thêm người.
Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết DN cần tuyển bao nhiêu người và yêu cầu tiêu chuẩn đặt ra đối với các ứng viên là như thế nào. Việc áp dụng các kỹ năng tuyển dụng (trắc nghiệm, phỏng vấn …) sẽ giúp DN chọn được ứng viên tốt nhất cho công việc. Do đó, nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động như: dự báo và hoạch định NNL, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ và xử lý các thông tin về NNL của DN.
Chức năng của quản trị nguồn nhân lực
– Nhóm chức năng đào tạo và phát triển NNL:
Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong DN có kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Các DN áp dụng chương trình hướng nghiệp và đào tạo cho nhân viên mới nhằm xác định năng lực thực tế của nhân viên và giúp nhân viên làm quen với công việc của DN.
– Nhóm chức năng duy trì NNL: Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả NNL trong DN. Nhóm chức năng này gồm hai chức năng:
Chức năng kích thích, động viên: liên quan đến các chính sách và các hoạt động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong DN làm việc hăng say, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao. Giao cho nhân viên những công việc mang tính thách thức cao, cho nhân viên biết sự đánh giá của cán bộ lãnh đạo về mức độ hoàn thành và ý nghĩa của việc hoàn thành công việc của nhân viên đối với hoạt động của DN.
Chức năng quan hệ lao động: liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như ký kết hợp đồng lao động, giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao tế nhân viên, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm…
5. Các thách thức trong Quản trị nguồn nhân lực hiện nay
Quản trị nguồn nhân lực đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong bối cảnh hiện đại:
Chuyển đổi số và công nghệ: Sự phát triển của công nghệ đòi hỏi nhân viên phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, phải biết cách sử dụng công nghệ để cải thiện quy trình làm việc và giúp nhân viên thích nghi nhanh chóng.
Đa dạng văn hóa và hội nhập quốc tế: Nhiều doanh nghiệp có nhân viên đến từ nhiều quốc gia với văn hóa khác nhau. Điều này tạo ra thách thức trong việc quản lý văn hóa đa dạng và đảm bảo rằng mọi nhân viên đều được tôn trọng và có cơ hội phát triển.
Thay đổi trong quan hệ lao động: Sự gia tăng về yêu cầu đối với quyền lợi và phúc lợi nhân viên đang buộc HRM phải phát triển các chính sách tốt hơn để đảm bảo lợi ích của nhân viên.
TÓM LẠI:
Quản trị nguồn nhân lực không chỉ là hoạt động cần thiết mà còn là yếu tố quyết định cho sự thành công và bền vững của tổ chức. Việc quản lý tốt HRM sẽ giúp doanh nghiệp phát triển một môi trường làm việc tích cực, giữ chân nhân tài, và đạt được các mục tiêu kinh doanh. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, HRM cần thay đổi liên tục để phù hợp với xu hướng mới, mang lại hiệu quả tối ưu.
Trên đây là những nội dung liên quan đến quản trị nguồn nhân lực, mục tiêu nguồn nhân lực, chức năng nguồn nhân lực chính mà Viết Báo Cáo Thuê 24h tổng hợp hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Nếu bạn đang cần hỗ trợ về đề tài quản trị nguồn nhân lực và tìm các tài liệu liên quan đến nhân lực thì hãy liên hệ chúng tôi. Viết Báo Cáo Thuê 24h là đơn vị cung cấp các Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ – Đại Học với đội ngũ giáo viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho bạn những bài tốt nghiệp, báo cáo thực tập, luận văn với cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.
Để được tư vấn các dịch vụ nhanh nhất mời bạn liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây:
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: BT1A, KĐT Mỹ Đình 2, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0878 651 242
Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
Website: vietbaocaothue24h.com
Fanpage: Viết báo cáo thuê 24h
DAH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2008.Giáo trình Kinh tế nhân lực. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Đỗ Minh Cương và Phương Kỳ Sơn, 1995. Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia
3. Trần Kim Dung, 1992. Quản trị nhân lực. TP.HCM: Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh.