Bạn là sinh viên chuyên ngành kế toán và đang tìm hiểu về lĩnh vực kế toán tài sản cố định? Bài viết dưới đây là một trong những bài tập kế toán tài sản cố định phổ biến nhất 2024 mà chúng tôi Viết Báo Cáo Thuê 24h đã tổng hợp cho bạn những kiến thức và các dạng bài tập kế toán tài sản và kèm lời giải chi tiết hiệu quả.
Kế toán tài sản cố định là gì? 3 dạng bài tập kế toán tài sản cố định mới nhất 2024
Xem thêm: Dịch vụ làm báo cáo thực tập Chuyên nghiệp, Uy tín toàn quốc
1. Tổng quan về kế toán tài sản cố định
Nội dung chính
1.1. Khái niệm
TSCĐ là những tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tiêu chuẩn giá trị của chúng được quy định phù hợp với tình hình thực tế và các chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước.
TSCĐ gồm 2 loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Mỗi loại TSCĐ trên có tính hữu ích khác nhau, yêu cầu quản lý cũng khác nhau, nên phải tổ chức ghi chép trên những tài khoản kế toán khác nhau.
Theo chuẩn mực số 03“Tài sản cố định hữu hình” và số 04 “Tài sản cố định vô hình” của kế toán Việt Nam tài sản cố định phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau:
– Có thể kiểm soát được lợi ích kinh tế hiện tại và tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
– Hoàn toàn xác định được giá trị bằng tiền và tương đương tiền một cách chắc chắn.
– Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên
– Có giá trị từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên.
Xem thêm: báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
1.2. Đặc điểm
Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần vô hình hoặc hữu hình và chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm mới tạo ra.
– Về mặt quản lý
Từ những đặc điểm trên đòi hỏi quản lý TSCĐ phải nghiêm túc thường xuyên liên tục theo dõi sự biến động của tài sản về số lượng chất lượng, hao mòn, nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản.
– Về mặt hiện vật:
Phải quản lý TSCĐ theo từng địa điểm sử dụng, theo từng loại từng nhóm TSCĐ. Phải quản lý trong suốt thời gian sử dụng tức là phải quản lý từ việc đầu tư, mua sắm, xây dựng đã hoàn thành, quá trình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp … cho
đến khi không sử dụng hoặc không sử dụng được (thanh lý hoặc nhượng bán).
– Về mặt giá trị
Phải theo dõi nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ, phải tính được phần giá trị TSCĐ đã chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh. Từ đó tính và phân bổ số khấu hao hợp lý, kiểm tra chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn từ ban đầu để
tái đầu tư TSCĐ.
1.3. Phân loại và đánh giá tài sản cố định
– Phân loại theo hình thái biểu diễn:
Được chia làm hai loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
+ TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động có hình thái vật chất, có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như: vật kiến trúc, máy móc, thiết bị,…
+ TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng, chi phí về bằng phát minh sáng chế, chi phí lợi thế thương mại …
– Phân loại theo quyền sở hữu
Được chia thành hai loại:
+ TSCĐ tự có: là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay …
+ TSCĐ thuê ngoài: là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết. – Phân loại theo nguồn hình thành.
Được chia thành hai loại:
+ TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu.
+ TSCĐ được hình thành từ nợ phải trả.
– Phân loại theo công dụng
Được chia thành bốn loại:
+ TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
+ TSCĐ sử dụng cho phúc lợi, sự nghiệp và an ninh quốc phòng.
+ TSCĐ chờ xử lý.
+ TSCĐ nhận giữ hộ hoặc của Nhà nước.
1.4. Phương pháp hạch toán tài sản cố định
1.4.1. Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định
Kế toán TSCĐ rất phức tạp bởi vì các TSCĐ thường có quy mô và thời gian phát sinh dài. Thêm vào đó yêu cầu quản lý TSCĐ rất cao.
Phương pháp hạch toán tài sản cố định
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
– Tổ chức ghi chép tổng hợp số liệu một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp, việc hình thành và nội dung TSCĐ của doanh nghiệp.
– Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán, phân bổ chính xác số khấu hao vào chi phí SXKD.
– Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh.
– Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại tài sản khi cần thiết tổ chức phân tích tình hình sử dụng và bảo quản TSCĐ ở doanh nghiệp.
1.4.2. Tài khoản sử dụng
Kế toán tài sản cố định theo QĐ48/2006 của Bộ Tài Chính.
Tài khoản 2111
– Tài sản cố định hữu hình: dùng để phản ánh giá trị có và biến động tăng, giảm của toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Bên Nợ:
– Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình tăng do được cấp, do hoàn thành XDCB bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do các đơn vị tham gia liên doanh góp vốn, do được tặng biếu, viện trợ,…
– Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp.
– Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại. Bên Có:
– Nguyên giá của TSCĐ giảm do điều chuyển cho đơn vị khác do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,…
– Nguyên giá TSCĐ giảm do tháo bớt 1 số bộ phận.
– Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá lại TSCĐ.
Số dư bên Nợ:
– Nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có ở đơn vị. Các tài khoản cấp ba tùy thuộc vào từng công ty sử dụng phù hợp với từng tài sản và tình hình theo dõi của mỗi công ty.
Tài khoản 2113
– TSCĐ vô hình: Để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của TSCĐ vô hình của Doanh nghiệp.
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng trong kỳ.
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp.
Các tài khoản cấp ba tùy thuộc vào công ty sử dụng cho phù hợp với mục đích của công ty.
Hạch toán chi tiết tài sản cố định
Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán áp dụng trong kế toán chi tiết TSCĐ. Để theo dõi chi tiết TSCĐ kế toán sử dụng 2 loại sổ chi tiết sau:
Sổ TSCĐ : Sổ này dùng chung cho toàn doanh nghiệp, sổ này mở căn cứ vào cách thức phân loại TS theo đặc trưng kỹ thuật, số lượng sổ này tuỳ thuộc vào từng loại chủng loại TSCĐ.
Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ tăng giảm và khấu hao. Sổ chi tiết TSCĐ: (theo đơn vị sử dụng)
Mỗi một đơn vị hoặc một bộ phận sử dụng phải mở một sổ để theo dõi TSCĐ.
Căn cứ để ghi là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ. Ngoài 2 mẫu sổ chi tiết trên doanh nghiệp có thể mở các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý.
Xem thêm: báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
2. Các dạng bài tập kế toán tài sản cố định chất lượng nhất 2024
2.1. DẠNG BÀI TẬP 1: Bài tập kế toán tài sản cố định tính khấu hao
Công ty ABC mua một máy móc vào ngày 01/01/2024 với giá gốc 500.000.000 VND. Chi phí vận chuyển là 10.000.000 VND, chi phí lắp đặt là 5.000.000 VND. Công ty dự kiến sử dụng máy móc này trong vòng 10 năm và không có giá trị thanh lý. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao.
Tính giá trị ban đầu của tài sản cố định. Tính mức khấu hao hàng năm. Lập bảng tính khấu hao tài sản cố định cho 5 năm đầu tiên.
1. Tính giá trị ban đầu của tài sản cố định: Giá trị ban đầu của tài sản cố định bao gồm giá mua và các chi phí liên quan như chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt. Công thức: Giá trị ban đầu = Giá mua + chi phí vận chuyển + chi phí lắp đặt Áp dụng: Giá trị ban đầu là 500.000.000 +10.000.000+5.000.000=515.000.000VND 2. Tính mức khấu hao hàng năm: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, mức khấu hao hàng năm được tính bằng cách chia giá trị ban đầu của tài sản cố định cho thời gian sử dụng hữu ích. Tính theo công thức: Mức khấu hao hàng năm = Giá trị ban đầu/thời gian sử dụng hữu ích Áp dụng: Mức khấu hao hàng năm = 515.000.000 / 10 = 51.000.000 VNĐ Lập bảng tính khấu hao tài sản cố định cho 5 năm đầu tiên:
Giá trị ban đầu của tài sản là 515.000.000 VND, bao gồm giá mua và các chi phí liên quan. Mức khấu hao hàng năm là cố định ở mức 51.500.000 VND do phương pháp khấu hao đường thẳng. Giá trị còn lại của tài sản sau mỗi năm được tính bằng cách trừ đi mức khấu hao hàng năm khỏi giá trị của tài sản ở đầu mỗi năm. |
2.2. DẠNG BÀI TẬP SỐ 2: Thanh lý, bán và mua tài sản cố định
Bài tập kế toán tài sản cố định 2 giúp sinh viên củng cố kiến thức về cách định khoản các nghiệp vụ liên quan đến thanh lý, bán, và mua tài sản cố định, cùng với việc tính toán khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Trong tháng 7/2024 tại Công ty XYZ có phát sinh các nghiệp vụ như sau:
Ngày 20/07, công ty thanh lý 1 nhà xưởng cũ (tính chi phí cho bộ phận quản lý), có nguyên giá 180.000.000đ, thời gian sử dụng 15 năm, đã trích khấu hao 165.000.000đ đến ngày 20/07. Chi phí thanh lý gồm: Lương: 2.500.000đ Trích theo lương: 450.000đ Công cụ dụng cụ: 500.000đ Tiền mặt: 700.000đ Thu nhập thanh lý bán phế liệu thu ngay bằng tiền mặt: 2.200.000đ. Ngày 28/07, công ty bán thiết bị văn phòng ở bộ phận bán hàng có nguyên giá 30.000.000đ, đã hao mòn lũy kế 7.500.000đ đến ngày 28/07, thời gian sử dụng 3 năm. Chi phí tân trang trước khi bán là 600.000đ trả bằng tiền mặt. Giá bán chưa thuế là 6.500.000đ, thuế GTGT 10%, đã thu bằng tiền mặt. Ngày 30/07, công ty chuyển khoản mua 1 xe tải sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp với giá chưa thuế là 350.000.000đ, thuế GTGT 10%. Thời gian sử dụng là 6 năm. Lệ phí trước bạ là 1.500.000đ thanh toán bằng tiền tạm ứng. Tiền môi giới là 4.000.000đ trả bằng tiền mặt.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Xác định mức khấu hao TSCĐ trong tháng 7 và định khoản nghiệp vụ trích khấu hao. Công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao trung bình 1 tháng của TSCĐ trong tháng 6 (tài sản cố định đã có từ trước tháng 7/2024, không bao gồm TSCĐ mua trong tháng 7) là 40.000.000đ phân bổ cho: Bộ phận bán hàng: 25.000.000đ Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 15.000.000đ
1. Ngày 20/07: Thanh lý nhà xưởng Nguyên giá nhà xưởng: 180.000.000đ Khấu hao lũy kế đến ngày 20/07: 165.000.000đ Giá trị còn lại = Nguyên giá – khấu hao lũy kế = 180.000.000 – 165.000.000 = 15.000.000 VNĐ Chi phí thanh lý: Lương: 2.500.000đ Trích theo lương: 450.000đ Công cụ dụng cụ: 500.000đ Tiền mặt: 700.000đ Tổng chi phí thanh lý = 2.500.000 + 450.000 + 500.000 + 700.000 = 4.150.000 VNĐ Thu nhập thanh lý: 2.200.000đ Định khoản:
Ngày 28/07: Bán thiết bị văn phòng Nguyên giá thiết bị: 30.000.000đ Hao mòn lũy kế: 7.500.000đ Giá trị còn lại = Nguyên giá + Hao mòn lũy kế = 30.000.000 – 7.500.000 = 22.500.000 VNĐ Chi phí tân trang: 600.000đ Giá bán chưa thuế: 6.500.000đ Thuế GTGT (10%): Thuế GTGT = 6.500.000 x 10% = 650.000VNĐ
Ngày 30/07: Mua xe tải Giá mua chưa thuế: 350.000.000đ Thuế GTGT (10%): Thuế GTGT = 350.000.000 X 10% = 35.000.000VNĐ Lệ phí trước bạ: 1.500.000đ Tiền môi giới: 4.000.000đ Định khoản:
Xác định mức khấu hao trong tháng 7/2024 Khấu hao trung bình tháng 6/2024: 40.000.000đ Bộ phận bán hàng: 25.000.000đ Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 15.000.000đ Khấu hao cho xe tải mua ngày 30/07: Thời gian sử dụng: 6 năm = 72 tháng Khấu hao hàng tháng = 350.000.000 + 1.500.000 + 4.000.000/72 = 4.895.833VND Định khoản trích khấu hao:
|
2.3. DẠNG BÀI TẬP 3: Sửa chữa, nâng cấp và kiểm kê tài sản cố định
Vài tập kế toán tài sản cố định 3 giúp các bạn sinh viên luyện tập cách định khoản các nghiệp vụ liên quan đến sửa chữa, nâng cấp, và kiểm kê tài sản cố định trong thực tế.
Trong tháng 8/2024, Công ty B có tình hình về TSCĐ như sau:
Số dư đầu tháng: TK 335: 50.000.000đ (chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ M ở phân xưởng sản xuất) TK 2413: 15.000.000đ (chi phí sửa chữa lớn TSCĐ M) Xuất công cụ (loại phân bổ 1 lần) để sửa chữa nhỏ TSCĐ tại phân xưởng sản xuất, tổng giá trị: 500.000đ. Thực hiện sửa chữa lớn TSCĐ M với các chi phí bao gồm: Xuất phụ tùng thay thế: 18.000.000đ Tiền mặt: 300.000đ Tiền công thuê ngoài phải trả chưa thuế: 20.000.000đ (thuế GTGT 10%) TSCĐ M đã sửa chữa xong, bàn giao và đưa vào sử dụng. Kế toán xử lý khoản chênh lệch giữa chi phí trích trước và chi phí thực tế phát sinh theo quy định. Sửa chữa đột xuất 1 TSCĐ N đang sử dụng ở bộ phận bán hàng, chi phí sửa chữa bao gồm: Mua ngoài chưa trả tiền một số linh kiện thay thế, giá chưa thuế: 10.000.000đ, thuế GTGT 10%. Tiền công thuê ngoài phải trả chưa thuế: 2.000.000đ, thuế GTGT 10%. Công việc sửa chữa đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. Chi phí sửa chữa được phân bổ trong 5 tháng, bắt đầu từ tháng này. Sửa chữa nâng cấp kho lưu trữ của công ty, tổng số tiền phải trả cho nhà thầu là 80.000.000đ, trong đó thuế GTGT là 8.000.000đ. Cuối tháng, công việc sửa chữa đã hoàn thành và kết chuyển chi phí làm tăng nguyên giá TSCĐ. Ngày 31/08, kiểm kê phát hiện thiếu một tài sản cố định hữu hình, nguyên giá 22.000.000đ, đã hao mòn 4.000.000đ, chưa rõ nguyên nhân. YÊU CẦU Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. LỜI GIẢI CHI TIẾT 1. Ngày 01/08: Xuất công cụ để sửa chữa nhỏ TSCĐ Định khoản:
2. Ngày 05/08: Sửa chữa lớn TSCĐ M Xuất phụ tùng thay thế: 18.000.000đ Tiền mặt: 300.000đ Tiền công thuê ngoài (chưa thuế): 20.000.000đ Thuế GTGT = 20.000.000 x 10% = 2.000.000 VNĐ Tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Tổng chi phí =18.000.000+300.000+20.000.000=38.300.000VND Chênh lệch so với số dư đầu tháng: Chênh lệch =38.300.000−(50.000.000+15.000.000)=−26.700.000 VND Định khoản:
3. Ngày 10/08: Sửa chữa đột xuất TSCĐ N Linh kiện thay thế (chưa thuế): 10.000.000đ Tiền công thuê ngoài (chưa thuế): 2.000.000đ Thuế GTGT = (10.000.000 + 2.000.000 ) X 10% = 1.200.000VND Tổng chi phí sửa chữa: Tổng chi phí = 10.000.000 + 2.000.000 =12.000.000VND Chi phí này sẽ được phân bổ trong 5 tháng, tức: Phân bổ mỗi tháng = 12.000.000 / 5 =2.400.000VND Định khoản:
Ngày 25/08: Sửa chữa nâng cấp kho lưu trữ Tổng giá trị sửa chữa nâng cấp (chưa thuế): 72.000.000đ Tổng thanh toán = 72.000.000 + 8.000.000 =80.000.000VND Định khoản:
Ngày 31/08: Kiểm kê phát hiện thiếu TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bị mất: 22.000.000đ Hao mòn lũy kế: 4.000.000đ Giá trị còn lại = 22.000.000 – 4.000.000 =18.000.000VND Định khoản:
|
Các dạng đề tài trên giúp các bạn sinh viên chuyên ngành kế toán và lựa chọn bài tập kế toán tài sản cố định giúp nắm vững các kiến thức, cách tính khấu hao đến xử lý các vấn đề phát sinh như thanh lý hay kiểm kê, sẽ giúp bạn thực tập được hiểu rõ hơn.
Những bài tập kế toán tài sản cố định không chỉ giúp các bạn sinh viên củng cố lý thuyết mà còn trang bị những kỹ năng thực tế, hữu ích cho công việc sau này.
Hoàn thành bài tập kế toán tài sản cố định là một trong những bài luận quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tốt nghiệp của các bạn sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán. Chính vì vậy để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn về báo cáo thực tập kế toán bán hàng tham khảo dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, chạy SPSS với giá thành cực kỳ hợp lý dành cho học sinh sinh viên.
Chúng tôi có một quy trình làm việc rõ ràng, đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức và kinh nghiệm chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành báo cáo một cách nhanh chóng nhất với điểm số như ý.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: BT1A, KĐT Mỹ Đình 2, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0878 651 242
Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
Website: vietbaocaothue24h.com
Fanpage: Viết báo cáo thuê 24h