Báo cáo tài chính là gì? Các bước phân tích báo cáo tài chính hiệu quả

Để đánh giá tình hình tài chính, các doanh nghiệp luôn phải đầu tư nghiên cứu và tiến hành các biện pháp phân tích tài chính bằng nhiều cách khác nhau. Vậy báo cáo tài chính là gì? Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp như thế nào? Hỗ trợ viết báo cáo thuê 24h sẽ giới thiệu đến bạn các bước phân tích báo cáo tài chính hiệu quả. Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Báo cáo tài chính là gì?

bao-cao-tai-chinh

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý và nhu cầu hữu ích của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Trong mộ tbafi báo cáo tài chính thể hiện những thông tin của một doanh nghiệp bao gồm: Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác…

Ý nghĩa của báo cáo tài chính

– Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng với công tác quản lý doanh nghiệp

– Báo cáo tài chính được trình bày hết sức tổng quát về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính

– Báo cáo tài chính cung cấp thông tin kinh tế giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh

– Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ

– Báo cáo tài chính còn là những căn cứ để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp

– Các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp, các cơ quan quản lý thường quan tâm đến các báo cáo tài chính trong quá trình hợp tác đầu tư.

Phân tích báo cáo tài chính là gì?

Phân tích báo cáo tài chính là sử dụng các công cụ chuyên môn để xem xét, đánh giá dữ liệu nhằm đưa ra các quyết định. Các bên liên quan ngoài tổ chức sử dụng báo cáo phân tích để đánh giá về hiệu quả tài chính và giá trị kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

Hỗ trợ viết báo cáo thuê tổng hợp 3 kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính bao gồm:

– Theo chiều ngang: so sánh dữ liệu bằng cách phân tích giá trị của mục hàng trong hai năm trở lên.

– Theo chiều dọc: xem xét giá trị có ảnh hưởng đến chiều dọc từ các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

– Theo tỷ lệ: sử dụng các thước đo tỉ lệ để tính toán các mối quan hệ thống kê.

>> Có thể bạn quan tâm: dịch vụ làm báo cáo thực tập thuê.

Các mục tiêu phân tích báo cáo tài chính

Để chắt lọc dữ liệu, phân tích báo cáo tài chính hiệu quả, người làm báo cáo cần biết được muc tiêu phân tích báo cáo tài chính của mình. Hiện nay, có 2 mục đích trung gian trong phân tích báo cáo tài chính:

  • Để hiểu được các con số thì phải sử dụng các công cụ phân tích tài chính để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Từ đó có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
  • Sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Dựa trên các công cụ để phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.

Ví dụ về phân tích báo cáo tài chính là gì?

Nhà phân tích báo cáo tài chính xem xét tỷ lệ trên báo cáo thu nhập của một công ty để xác định mức độ hiệu quả tạo ra lợi nhuận.

Ví dụ: tỷ suất lợi nhuận gộp cho thấy sự khác biệt giữa doanh thu và giá vốn hàng bán.

  • Nếu công ty có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn các đối thủ cạnh tranh, chứng tỏ công ty đang nhận về những kết quả khả quan.
  • Nhà phân tích sẽ quan sát thấy tỷ suất lợi nhuận gộp tăng lên và áp dụng phân tích theo chiều ngang cho các xu hướng hoạt động của công ty.

Các bước phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

phan-tich-bao-cao-tai-chinh-1

Bước1: Ý kiến từ kiểm toán độc lập

Khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đơn vị kiểm toán đánh giá chất lượng của báo cáo tài chính theo các hướng:

  • Chấp nhận toàn phần
  • Ngoại trừ
  • Không chấp nhận
  • Từ chối

Bước 2: Đọc bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán thể hiện nguồn lực của doanh nghiệp trên tài sản và nguồn vốn. Phương trình cân bằng của bảng cân đối kế toán là:

Tài sản ngắn + Tài sản dài hạn = Nợ + Vốn chủ sở hữu.

Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn: Là loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng dưới 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh
  • Tài sản dài hạn: Là tài sản của doanh nghiệp có thời gian sử dụng trên 1 năm
  • Nợ phải trả: Thể hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với các đối tác bên ngoài. Ví dụ như chủ nợ, nhà nước, nhà cung cấp hay người lao động.
  • Vốn chủ sở hữu: Là các nguồn vốn sở hữu của chủ doanh nghiệp, các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông.

Hướng dẫn cách đọc bảng cân đối kế toán

  • Bước 1: Liệt kê những mục lớn trong phần tài sản và nguồn vốn
  • Bước 2: Tính toán tỷ trọng các mục này trong tài sản và nguồn vốn
  • Bước 3: Ghi chú và gạch đỏ những mục chiếm tỷ trọng lớn hoặc có sự biến động lớn tại thời điểm lập báo cáo.

Bước 4: Đọc bảng kết quả kinh doanh

Bảng kết quả kinh doanh thể hiện những con số trong việc sử dụng các nguồn lực để sản sinh lợi nhuận. Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 vấn đề chính:

  • Hoạt động kinh doanh chính
  • Hoạt động tài chính
  • Hoạt động khác

Công thức tổng quát: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Hướng dẫn đọc báo cáo kết quả kinh doanh

  • Bước 1: Tách doanh thu và chi phí
  • Bước 2: Tính toán tỷ trọng của từng doanh thu, tỷ trọng chi phí và sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ
  • Bước 3: Đánh giá sự thay đổi.

Bước 5: Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền ra vào khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản là mua chịu, bán nợ. Nếu việc quản trị dòng tiền không tốt, việc mua chịu bán nợ có tỷ lệ quá cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp ở hai báo cáo kia sẽ không thể hiện được nhiều.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: phát sinh trong quá trình giao dịch với đối tác hoặc khách hàng, người lao động, các khoản thuế cho nhà nước. Khoản này thể hiện các hoạt động cốt lõi, nên các doanh nghiệp thường tập trung vào khoản này.
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư : là dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý tài sản cố định hoặc các tài sản dài hạn khác. Tuy nhiên lưu ý một số doanh nghiệp đẩy báo cáo lưu chuyển để dòng tiền kinh doanh đẹp hơn.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Liên quan đến việc tăng giảm vốn chủ sở hữu và vay nợ . Phần này khó bị làm giả do chỉ có các khoản vay/trả nợ với ngân hàng, các khoản trả cổ tức/góp vốn cũng khó bị làm giả.

Bước 6: Các đọc thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh Báo cáo tài chính để giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, kết quả marketing của một doanh nghiệp khi những bản báo cáo khác không thể mô tả chi tiết.

Khi đọc thuyết minh báo cáo tài chính, cần tập trung đọc về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Sau đó tập trung vào việc phân tích các chỉ số bất thường, chiếm tỷ trọng lớn của bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

>> Dịch vụ: viết thuê luận văn.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính gồm:

  • Đặc điểm hoạt động
  • Kỳ kế toán, tổ chức tiền tệ sử dụng trong kế toán.
  • Các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
  • Chính sách kế toán áp dụng.
  • Thông tin bổ sung trình bày trong bảng cân đối kế toán.
  • Thông tin bổ sung trình bày trong báo cáo kết quả hợp đồng kinh doanh.
  • Thông tin bổ sung cho khoản mục trong báo cáo tài chính lưu chuyển tiền tệ.

Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng để theo dõi tình hình tài chính, nghiên cứu và đề ra các biện pháp hạn chế những rủi ro trong đầu tư. Hy vọng với những thông tin của viết báo cáo thuê 24h trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp hiệu quả.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *