Báo cáo thực tập tốt nghiệp do cá nhân sinh viên (SV) thực hiện và có đề tài gắn với vị trí thực tập của sinh viên tại cơ sở thực tập. Nội dung thực tập của SV tại cơ sở thực tập phải phù hợp với yêu cầu chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học phần Thực tập tốt nghiệp và chuyên ngành học phù hợp với từng vị trí việc làm của thực tập sinh ngành. Trong bài viết này, Viết Báo Cáo Thuê 24h sẽ hướng dẫn cho sinh viên chọn đề tài làm báo cáo thực tập tốt nghiệp chi tiết.
Cách chọn đề tài làm báo cáo thực tập chuyên ngành marketing chất lượng nhất năm 2025
Tham khảo dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập uy tín của chúng tôi.
1. Quy cách báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nội dung chính
1.1. Cấu trúc nội dung của Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Cấu trúc chung
Bìa ngoài;
Bìa lót;
Mục lục;
Danh mục chữ viết tắt (xếp theo bảng chữ cái A B C;
Danh mục bảng biểu;
Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tài liệu tham khảo và trích dẫn: Theo chuẩn APA của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ. Tên các tác giả nước ngoài phải viết đúng theo ngôn ngữ tài liệu nguyên bản được trích dẫn.
Phụ lục (nếu có) bao gồm bộ công cụ nghiên cứu, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, bảng liệt kê các tư liệu…để minh họa cho báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Cấu trúc nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trọng số điểm cho sinh viên tự liên hệ cơ sở thực tập đáp ứng các yêu cầu: 5%
Phần 1: Khái quát bối cảnh DN/tổ chức và vị trí sinh viên thực tập: 20%
1.2. Khái quát bối cảnh DN/tổ chức
– Lịch sử hình thành và phát triển.
– Địa điểm.
– Quy mô.
– Cơ cấu tổ chức.
– Lĩnh vực hoạt động chính.
– Vị thế của DN/tổ chức so với các đối thủ.
1.3. Vị trí sinh viên thực tập
– Mô tả vị trí công việc thực tập của sinh viên: tên gọi, các nhiệm vụ, trách nhiệm, yêu cầu về chất lượng đầu ra của từng nhiệm vụ.
– Mô tả yêu cầu cần có đối với người thực hiện công việc.
– Xác định vai trò của vị trí công việc này đối với các bộ phận khác của DN/tổ chức.
Phần 2: Nhận diện vấn đề DN/tổ chức cần giải quyết: 30%
– Nêu vấn đề DN đã gặp phải gần đây nhất hoặc đang gặp phải mà họ cần giải quyết.
– Thực trạng của DN/tổ chức liên quan tới vấn đề cần giải quyết.
– Sự cần thiết DN/tổ chức phải giải quyết vấn đề này (căn cứ về mặt lý thuyết và hoạt động thực tiễn).
Phần 3: Giải pháp để giải quyết vấn đề: 45%
Căn cứ vào vấn đề sinh viên lựa chọn và thực trạng của doanh nghiệp/tổ chức, sinh viên cần trình bày được 01 trong 04 giải pháp để giải quyết vấn đề đó như sau:
(1) Sản phẩm cụ thể thực tế sinh viên đã (tham gia) làm cho doanh nghiệp/tổ chức:
– Ưu điểm và hạn chế của sản phẩm này. Cơ sở lý luận để đánh giá ưu điểm, hạn chế đó.
– Nội dung chi tiết của sản phẩm.
– Minh chứng về sản phẩm thực tế sinh viên đã làm cho doanh nghiệp/tổ chức.
(2) Sản phẩm cụ thể sinh viên tự phát triển sau khi thực tập để giải quyết vấn đề (chưa được tạo ra và sử dụng tại doanh nghiệp/tổ chức)
– Cơ sở lý luận để đề xuất và phát triển sản phẩm.
– Nội dung chi tiết của sản phẩm.
– Minh chứng về sản phẩm sinh viên tự phát triển sau khi thực tập để giải quyết vấn đề.
(3) Biện pháp hành động (được sinh viên đề xuất) để giải quyết vấn đề của DN/tổ chức (áp dụng với trường hợp là những vấn đề không giải quyết được bằng sản phẩm cụ thể thuộc nhóm 1 và 2)
– Cơ sở lý luận của biện pháp mà sinh viên đề xuất.
– Nội dung chi tiết của biện pháp được đề xuất kèm theo lý giải tính phù hợp, khả thi của biện pháp hành động đó.
– Minh chứng về mức độ phù hợp và khả thi của biện pháp được đề xuất.
(4) Biện pháp hành động mà DN/tổ chức đã thực hiện để giải quyết vấn đề ở phần 2 và bài học mà sinh viên rút ra.
– Nội dung chi tiết của biện pháp hành động mà DN/tổ chức đã áp dụng để giải quyết vấn đề ở phần 2.
– Nội dung chi tiết của bài học sinh viên rút ra được từ biện pháp hành động đó và ưu điểm, hạn chế của các biện pháp này. Sinh viên cần chỉ rõ căn cứ lý luận nào được dùng để đánh giá những ưu điểm/hạn chế này.
– Minh chứng về biện pháp hành động và kết quả thực hiện biện pháp này của DN/tổ chức.
2. Hình thức trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1. Quy định trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp có tối thiểu 20 trang trở lên (không tính mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục), được trình bày trên giấy khổ A4 (210 x 297 mm), đóng bìa, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1,3, kiểu gõ theo bảng mã Unicode, kích thước lề trên là 20mm, lề dưới là 20mm, lề phải là 20 mm, lề trái 30 mm; Số thứ tự của trang ở chính giữa, phía dưới;
2.2. Mẫu trang bìa
Mẫu trang bìa báo cáo thực tập
3. Các bước tiến hành chọn đề tài làm báo cáo thực tập
Bước 1: Tìm hiểu và lựa chọn một tên đề tài phù hợp.
Trong quá trình viết báo cáo tốt nghiệp bạn cần nghiên cứu kỹ một số yếu tố sau đề từ đó đưa ra tên đề tài:
Dựa vào điểm mạnh của bản thân: Trong quá trình học tập hoặc trong đời sống bạn thấy mình yêu thích hoặc có thế mạnh hoặc hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực nào đó thì bạn có thể lựa chọn tên đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình có liên quan đến chủ đề đã học hoặc lĩnh vực đó. Bởi khi chúng ta có đam mê thì sẽ có động lực để phấn đấu để đạt kết quả cao.
Dựa theo nghề nghiệp: Tùy theo công việc mà bạn đã làm hoặc bạn muốn hướng tới khi ra trường để lựa chọn tên đề tài. Nếu bạn đã có kinh nghiệm rồi sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình hoàn thiện báo cáo tốt nghiệp.
Dựa theo gợi ý từ giáo viên hướng dẫn bạn: Ngoài hai yếu tố trên thì bạn có thể tham khảo thêm gợi ý từ GVHD, thầy cô sẽ dựa vào loại hình doanh nghiệp, quy mô, cơ cấu, sản phẩm mà doanh nghiệp đó đang kinh doanh để gợi ý cho bạn đề tài phù hợp. Bởi thầy cô đã có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn SV nên đã đọc rất nhiều luận văn về các doanh nghiệp khác nhau, họ sẽ cho bạn nhiều gợi ý hay và hợp lý.
Dựa vào tính khoa học: Tính khoa học có nghĩa là dựa trên cơ sở lý thuyết và cơ sở lý luận để đưa ra tên đề tài báo cáo tốt nghiệp, do đó bất kỳ bài báo cáo hay luận văn tốt nghiệp nào cũng đều có một chương cơ sở lý luận để sinh viên trình bày phần lý thuyết và những cơ sở khoa học liên quan đến chuyên đề đó.
Chọn đề tài dựa vào tính mới: Đây là gợi ý khó nhất nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định. Bạn có thể tham khảo các đề tài mà có ít người triển khai, và đánh giá xem nó có phù hợp với báo cáo tốt nghiệp của bạn hay không? Nếu triển khai theo hướng có khả thi hay không? Bạn có nêu ra ý tưởng mới hay những giải pháp mới áp dụng cho doanh nghiệp mà bạn đang thực tập không?
Nếu bạn đang chưa biết chọn đề tài sao cho phù hợp thì hãy liên hệ với Viết Báo Cáo Thuê 24h chúng tôi với đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ bạn từ A-Z cam kết điểm cao và hoàn thành báo cáo thực tập một cách xuất sắc. Liên hệ ngay zalo: 0878 651 242 để được tư vấn chi tiết. |
Bước 2: Sau khi bạn đã lựa chọn được tên đề tài ưng ý, bạn hãy nhờ GVHD đánh giá lại một lần nữa và duyệt cho bạn trước khi bước vào viết các phần sau. Nếu cần chỉnh sửa gì thì bạn có thể chỉnh sửa kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung cũng như tiến độ mà nhà trường đưa ra.
4. Hướng dẫn chọn đề tài làm báo cáo thực tập chuyên ngành marketing trong thời đại công nghệ số 4.0
4.1. Thực tập sinh marketing, digital marketing, content marketing,…
Các chủ đề trong lĩnh vực này tập trung vào các vấn đề trong marketing. SV có thể lựa chọn một vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải thuộc các chủ đề cụ thể bên dưới để nghiên cứu giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp. Các chủ đề gợi ý gồm:
Chiến dịch marketing thương hiệu; ứng dụng định vị thương hiệu trong chiến lược marketing;
Chiến dịch marketing của doanh nghiệp (DN)/tổ chức; chiến dịch marketing truyền thông tích hợp (IMC) cụ thể của doanh nghiệp/tổ chức;
Nghiên cứu công cụ, ứng dụng trong phân đoạn thị trường (SWOT, I-E, McKinsey,…) cách thức, công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả marketing
Thương hiệu và công nghệ cụ thể được ứng dụng trong DN/tổ chức.
Nghiên cứu thương hiệu và chiến lược giá của DN/tổ chức.
Tác động của đổi mới công nghệ (phân tích so sánh trước và sau khi áp dụng công nghệ trong DN/tổ chức).
Nghiên cứu chiến dịch truyền thông, Digital Marketing, IMC trong DN. Khác …
4.2. Thực tập sinh truyền thông
Trong lĩnh vực này, SV có thể lựa chọn một vấn đề hoặc quan sát những cách thức, biện pháp, công cụ mà DN/tổ chức đang triển khai. Ứng dụng lý thuyết được học để tìm ra những tồn tại hoặc đề xuất được những giải pháp nhằm cải thiện, sáng tạo hay rút ra được bài học có giá trị từ thực tiễn. Các chủ đề gợi ý gồm:
Quản lý khủng hoảng truyền thông.
Xây dựng câu chuyện thương hiệu (brand storytelling).
Xây dựng và quản lý các chiến dịch truyền thông số.
Sử dụng mạng xã hội trong quản trị thương hiệu của DN/tổ chức. Khác…
4.3. Thực tập sinh thương hiệu
Ở nhóm này, SV cần chỉ rõ: mục tiêu, đối tượng khách hàng, giá trị và thông điệp của thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu,… Trên cơ sở đó, báo cáo thực tập tốt nghiệp đưa ra giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu, hoặc lý giải việc áp dụng giải pháp hiện tại của doanh nghiệp/tổ chức. Các chủ đề sinh viên có thể chọn như sau:
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mới.
Nghiên cứu một thương hiệu nổi tiếng.
Tái định vị thương hiệu.
Thương hiệu đối với sản phẩm địa phương.
Nghiên cứu sự khác biệt của thương hiệu của Doanh nghiệp….
4.4. Thực tập sinh quan hệ công chúng
Các chủ đề thuộc nhóm công việc này gồm:
Phát triển hoạt động công chúng và đánh giá hiệu quả thương hiệu.
Nghiên cứu tác động của các chiến dịch thương hiệu đối với xã hội.
Thương hiệu và trách nhiệm xã hội thể hiện trong DN/tổ chức.
Chiến lược quản lý danh tiếng và theo dõi sức khỏe thương hiệu (social listening).
- Xem thêm kết luận báo cáo thực tập nhân sự
Trên đây là một số kinh nghiệm để bạn có thể lựa chọn đề tài làm báo cáo thực tập của mình. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và chúc các bạn sẽ hoàn thành thật tốt báo cáo tốt nghiệp của mình.
Với kinh nghiệm nhiều năm hỗ trợ viết thuê luận văn, báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp từ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Trong thời gian qua chúng tôi đã hoàn thành hàng ngàn bài viết giúp khách hàng đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu của giảng viên với cam kết bảo mật thông tin, không đạo văn, trích dẫn nguồn rõ ràng.
Chúng tôi quy tụ nhiều cộng sự khắp nơi cả trong nước và nước ngoài có trình độ học vấn cao như tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư và đặc biệt một số cộng sự là các giảng viên của một số trường Đại học uy tín ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM.
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình chọn đề tài làm báo cáo thực tập, viết luận văn, hãy liên hệ với Viết Báo Cáo Thuê 24h – luận văn Thạc sĩ, Đại học để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời!
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: BT1A, KĐT Mỹ Đình 2, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0878 651 242
Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
Website: vietbaocaothue24h.com
Fanpage: Viết báo cáo thuê 24h