Đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật kinh tế, luật sở hữu trí tuệ chi tiết nhất 2024

Trong quá trình học tập và nghiên cứu ngành luật, việc lập đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật là một bước không thể thiếu. Một đề cương chi tiết và chặt chẽ sẽ giúp sinh viên, học viên cao học tổ chức được hệ thống kiến thức, phương pháp nghiên cứu, đồng thời đảm bảo nội dung nghiên cứu phù hợp với thực tiễn và lý luận.

Việc thực hiện nghiên cứu khoa học trong ngành luật không chỉ dừng lại ở việc phân tích các quy định pháp luật mà còn cần phải đánh giá thực trạng, đưa ra các nhận định có căn cứ và đề xuất những giải pháp hữu ích. Hơn nữa, nghiên cứu khoa học ngành luật còn mang tính ứng dụng cao trong các lĩnh vực như luật dân sự, hình sự, thương mại, lao động, hành chính… Chính vì vậy, học viên cần hiểu rõ cách lập một đề cương chi tiết, có cấu trúc logic, rõ ràng nhằm phát triển các ý tưởng và giải pháp pháp lý một cách hiệu quả.

Hãy cùng Viết Báo Cáo Thuê 24h tìm hiểu sâu hơn về cách xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật hoàn chỉnh, từ lựa chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu cho đến phương pháp phân tích và đánh giá kết quả, giúp bạn tiến gần hơn đến thành công trong học tập và sự nghiệp.

Đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật kinh tế, luật sở hữu trí tuệ chi tiết nhất 2024

Đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật kinh tế, luật sở hữu trí tuệ chi tiết nhất 2024

Nếu các học viên đang gặp khó khăn với luận văn thạc sĩ ngành luật học, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Viết Báo Cáo Thuê 24h  tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ  uy tín, chuyên nghiệp và chất lượng cao.

Tham khảo dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập uy tín của chúng tôi.

1. Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật

Yêu cầu về nội dung

Đề cương phải được trình bày rõ ràng, xúc tích, viết với văn phong trong sáng, đơn giản, chính xác, khách quan, và logic.

Phần mở đầu

Với mục tiêu trả lời câu hỏi “tại sao phải tiến hành nghiên cứu này?”, phần mở đầu cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

– Định nghĩa hay giới thiệu ngắn gọn về vấn đề cần nghiên cứu.

– Nêu được tầm quan trọng và tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu.

– Tóm tắt những nghiên cứu gần đây và nêu những khoảng trống về vấn đề.

– Nêu giải thuyết nghiên cứu hay câu hỏi nghiên cứu .

– Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (không nêu mục tiêu tổng quát).

Phần mở đầu nên viết ngắn gọn, súc tích trong 2 trang A4.

Chương 1: TỔNG QUAN

Chương này phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận văn Thạc sĩ ngành luật đã được công bố (trong và ngoài nước); chỉ ra những vấn đề còn tồn tại mà luận văn  sẽ tập trung giải quyết. Trong phần này cần nêu được:

– Nêu rõ những định nghĩa, khái niệm, các thông tin, tầm quan trọng và ý nghĩa của chủ đề và mục tiêu cần nghiên cứu.

– Nêu những giả thuyết, những lý giải trước đây về vấn đề nghiên cứu.

– Phân tích và đánh giá những nghiên cứu trước đây về vấn đề nghiên cứu.

– Xác định những tồn tại, những khoảng trống về vấn đề cần nghiên cứu.

– Nêu cách giải quyết vấn đề đó trong nghiên cứu.

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này nhằm trả lời câu hỏi “làm cái gì và làm như thế nào?”. Đây là phần quan trọng nhất của đề cương. Cần phải trình bày các nội dung chính như sau:

– Thiết kế nghiên cứu.

– Thời gian và địa điểm nghiên cứu.

– Đối tượng nghiên cứu.

– Cỡ mẫu của nghiên cứu.

– Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc.

– Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu.

– Quy trình nghiên cứu.

– Phương pháp phân tích dữ liệu.

– Đạo đức trong nghiên cứu.

Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ

Trình bày các kết quả dự kiến dưới dạng bảng, biểu tương ứng với mục tiêu cần đạt.

Mục tiêu 1

Kết quả 1.1

Kết quả 1.2

Kết quả 1..

Mục tiêu 2

Kết quả 2.1

Kết quả 2.2

Kết quả 2.3

Chương 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Cần nêu về cách tổ chức thực hiện nghiên cứu như thế nào?

– Nhân lực.

– Phương tiện thực hiện.

– Kinh phí.

– Thời gian biểu các hoạt động (sơ đồ gantt).

– Dự trù những khó khăn và cách giải quyết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

2. Đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật kinh tế

Đề tài: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, quyền lợi của người tiêu dùng đang bị xem nhẹ. Các hành vi cố tình vi phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra ngày càng phổ biến, với nhiều hình thức tinh vi và thủ đoạn hơn. Các vấn đề cần đề cập đến là nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa chứa các hóa chất độc hại…

Đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật kinh tế

Đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật kinh tế

Bên cạnh đó, những quy định của luật nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng vẫn còn tồn tại những bất cập. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài này để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Tính cấp thiết của đề tài

2. Tính mới của đề tài

3. Mục tiêu của đề tài

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Thực trạng nghiên cứu

Mục đích và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM THỰC THI QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

1.1. Khái niệm người tiêu dùng là gì và đặc điểm người tiêu dùng

1.1.1. Khái niệm

1.1.2. Đặc điểm người tiêu dùng

1.2. Khái niệm về bảo đảm thực thi quyền lợi người tiêu dùng

1.3. Nội dung pháp luật liên quan đến vấn đề bảo đảm thực thi quyền lợi người tiêu dùng

1.3.1. Về hệ thống văn bản pháp luật

1.3.2. Các chủ thể có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng

1.3.3. Các biện pháp xử lý đối với những cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật về bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm thực thi quyền lợi người cho tiêu dùng

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC BẢO ĐẢM THỰC THI QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG, ĐỒNG THỜI NÊU LÊN THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Tình hình thực thi quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh thừa Thiên Huế

2.1.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn gần đây

2.1.2. Thực trạng công tác bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2.1. Những kết quả đáng mừng đã đạt được trong việc bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng tại Thừa Thiên Huế

2.1.2.1. Những tồn tại của công tác bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2. Hệ thống pháp luật về bảo đảm thực thi quyền lợi dành cho người tiêu dùng qua thực trạng nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Trách nhiệm của cá nhân khi hoạt động thương mại độc lập không phải đăng ký kinh doanh

2.2.2. Trách nhiệm của ban quản lý chợ cũng như trung tâm thương mại

2.2.3. Trách nhiệm quản lý của ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC THI QUYỀN LỢI DÀNH CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật để đảm bảo thực thi quyền lợi cho người tiêu dùng

3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật của tỉnh

3.1.2. Định hướng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đồng thời nâng cao hiệu quả tổ chức trong việc thực hiện bảo đảm thực thi các quyền lợi dành cho người tiêu dùng

3.2.1. Nâng cao trách nhiệm của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập

3.2.2. Nâng cao trách nhiệm của ban quản lý chợ, trung tâm thương mại

3.2.3. Nâng cao trách nhiệm quản lý và kiểm soát của Ủy ban nhân dân các cấp

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

THAM KHẢO TÀI LIỆU LUẬT LIÊN QUAN: Cách trích dẫn luật

3. Đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật sở hữu trí tuệ

Đề tài: “Phân tích và đánh giá hiệu quả quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam”

KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Lý do chọn đề tài

Giới thiệu ngắn gọn về lý do nghiên cứu đề tài. Ví dụ, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đề tài này góp phần làm rõ những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện tại trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành luật.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tính hiệu quả của các quy phạm pháp luật hiện hành.

Mục tiêu cụ thể:

Phân tích khung pháp lý hiện hành liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Đánh giá tình hình thực tiễn trong việc thi hành các quy định này.

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Quy phạm pháp luật hiện hành về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin có hiệu quả không?

Những khó khăn nào mà các cơ quan chức năng gặp phải trong việc thi hành các quy định này?

Cần có những điều chỉnh gì để hệ thống pháp luật hiệu quả hơn?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay, với sự tập trung vào các vụ tranh chấp lớn liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, bao gồm Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Phương pháp thống kê: Thu thập và phân tích các số liệu về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ.

Phương pháp so sánh: So sánh giữa pháp luật Việt Nam và các quốc gia khác về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

6. Kết cấu nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về quy phạm pháp luật và quyền sở hữu trí tuệ.

Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ

Lịch sử hình thành và phát triển của quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chương 2: Thực trạng thi hành quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Khung pháp lý hiện hành.

Thực tiễn áp dụng và những hạn chế.

Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành quy phạm pháp luật.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định.

Giải pháp về nâng cao năng lực thực thi pháp luật.

7. Dự kiến kết quả nghiên cứu

Đưa ra đánh giá toàn diện về các quy phạm pháp luật hiện hành.

Đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

8 Danh mục tài liệu tham khảo

Liệt kê các tài liệu, văn bản pháp luật, bài viết khoa học, và các nguồn tham khảo liên quan.

4. Đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật du lịch lữ hành

Đề tài: Pháp luật  về kinh doanh lữ hành

Đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật du lịch lữ hành

Đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật du lịch lữ hành

KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

PHẦN MỞ ĐẦU

Nêu lên cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài mà tác giả nghiên cứu.

Tính cấp thiết của đề tài: học viên cần phải lý giải rõ những vấn đề mà đề tài mình tập trung giải quyết (có thể là 1 hoặc nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu, không phải vấn đề thực tiễn). Tiếp đến là trình bày rõ lý do lựa chọn đề tài, những câu hỏi đặt ra khi nghiên cứu đề tài và những giả thiết trong nghiên cứu.

Tổng quan những công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến nội dung mà bạn đang triển khai.

Mục tiêu nghiên cứu: xác định rõ ràng, cụ thể những mục tiêu mà bài luận văn đạt được sau quá trình nghiên cứu. Bài nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề gì trong lĩnh vực nào.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: làm rõ đối tượng nghiên cứu và phạm vi (phạm vi không gian và thời gian).

Phương pháp nghiên cứu: nêu rõ cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và những phương pháp tương ứng với những lý thuyết lựa chọn.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Xác định rõ những chương trình dự kiến sẽ triển khai (chia làm các chương 1, 2, 3,…) và nêu cụ thể mục tiêu của từng chương.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dự kiến những kết quả sẽ đạt được sau khi hoàn thành bài luận văn dựa trên tính khoa học và tính khả thi.

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Tại phần này, học viên phải trình bày cụ thể những việc làm cụ thể của mình trong từng giai đoạn làm bài cụ thể. Trong quá trình làm luận văn đã tiến hành những hoạt động nào, thứ tự tiến hành trước, sau ra sao và thời gian dự kiến cho từng hoạt động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÓM LẠI: Xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật là bước khởi đầu quan trọng, giúp định hướng và xây dựng nền tảng vững chắc cho toàn bộ quá trình nghiên cứu. Trong quá trình lập đề cương, việc lựa chọn đề tài phù hợp với nhu cầu thực tiễn, xác định mục tiêu nghiên cứu cụ thể, và áp dụng đúng các phương pháp nghiên cứu pháp luật là những yếu tố then chốt giúp đề tài của bạn có giá trị mới hơn.

Qua bài viết này, hy vọng các bạn học viên đã có cái nhìn tổng quan và nắm được những yếu tố cốt lõi để lập một đề cương nghiên cứu khoa học ngành luật hoàn chỉnh hơn nữa. Viết Báo Cáo Thuê 24h là đơn vị cung cấp các Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ – Đại Học với đội ngũ giáo viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho bạn những bài tốt nghiệp, báo cáo thực tập, luận văn với cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.

Để được tư vấn các dịch vụ nhanh nhất mời bạn liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây:

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Địa chỉ: BT1A, KĐT Mỹ Đình 2, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0878 651 242

Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com

Website: vietbaocaothue24h.com

Fanpage: Viết báo cáo thuê 24h

Tùy vào trình độ, chuyên ngành và yêu cầu riêng của khách hàng mà sẽ có thời gian khác nhau, quý khách hãy liên hệ Hotline/Zalo: 0878.651.242 hoặc Fanpage: Viết Báo Cáo Thuê 24h để trao đổi kĩ hơn.

Giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp đại học tại Viết báo cáo thuê 24h sẽ linh động tùy vào 3 yếu tố sau đây:

  • Giá viết thuê báo cáo thực tập trung bình từ 1.500.000 – 2.500.000 VNĐ/ 1 bài
  • Đề tài bạn thuê viết thuộc nhóm ngành/chuyên ngành nào?
  • Độ phức tạp của đề tài và bậc học của (Cao đẳng, Đại học hay Thạc sĩ, Tiến sĩ?)

Hoàn toàn không có vấn đề khi đội ngũ chúng tôi đã có kinh nghiệm nhiều năm làm bài luận đến từ mọi chuyên ngành, bất kể chuyên biệt, độc đáo hay không.

Viết Báo Cáo Thuê 24h cung cấp các dịch vụ: viết báo cáo thực tập, làm luận văn tốt nghiệp (làm các loại luận văn cao học, thạc sĩ, viết luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên đề tốt nghiệp hệ đại học, cao đẳng, tại chức, văn bằng 2,..), viết tiểu luận thuê, viết assignment, dich vụ chạy phần mềm – xử lý số liệu SPSS, hỗ trợ thiết kế Slide PowerPoint đảm bảo uy tín và chuyên nghiệp.

Chắc hẳn đây là vấn đề băn khoăn nhất của hầu hết các bạn có ý định thuê làm luận văn. Nhưng câu trả lời ở đây là KHÔNG, Luận Văn Uy Tín xin đảm bảo cho bạn về vấn đề này nhé. Thuê làm luận văn cũng giống như bạn đi nhờ người hướng dẫn, hỗ trợ bạn viết luận văn. Mà khi làm luận văn, bạn được phép nhờ sự trợ giúp từ người khác miễn sao không được phép đạo nhái một bài luận văn của ai đó và đem nộp. Chỉ khi đạo nhái bài làm của người khác bạn mới vi phạm pháp luật mà thôi.

Tất nhiên, bạn có thể thảo luận và góp ý trong quá trình viết luận văn. Chúng tôi đánh giá cao ý kiến của khách hàng và sẵn lòng điều chỉnh nội dung theo yêu cầu của bạn. Quy trình thảo luận và tương tác giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về mong muốn của bạn và tạo ra một tác phẩm đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Facebook
WhatsApp
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tác giả

Xin chào, tôi là Thu Hà. Hiện tại Quản lý nội dung và Chuyên Viên Hỗ Trợ của Viết Báo Cáo Thuê 24h.
Nếu bạn cần hỗ trợ vui lòng liên hệ
Hotline: 0878 651 242 hoặc Zalo: 0878 651 242 để được tư vấn miễn phí!

DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN