Kế toán nguyên vật liệu không chỉ giúp doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát chi phí mà còn cung cấp thông tin quan trọng để tối ưu hóa quy trình sản xuất. Bài viết này Viết Báo Cáo Thuê 24h sẽ làm rõ hơn về các kiến thức liên quan đến kế toán nguyên vật liệu: khái niệm, vai trò, phương pháp và quy trình của kế toán nguyên vật liệu trong quản lý tài chính, đồng thời phân tích các phương pháp kế toán phổ biến và những lưu ý cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác kế toán.
Nội dung chính
Tham khảo quy trình kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp chi tiết nhất 2024
Nếu bạn cần hỗ trợ viết báo cáo thực tập lĩnh vực kế toán nguyên vật liệu hãy liên hệ chúng tôi.
Viết Báo Cáo Thuê 24h thành lập từ năm 2009 – với hơn 15 năm kinh nghiệm. Viết Báo Cáo Thuê 24h là nơi hội tụ của hơn 200 giảng viên ưu tú đang giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng hàng đầu…Nếu các bạn học viên cần chọn đề tài và làm luận văn nghiên cứu thạc sĩ kế toán các bạn có thể hoàn toàn yên tâm tin tưởng dịch vụ nhận làm luận văn thạc sĩ – tốt nghiệp của Viết Báo Cáo Thuê 24h. Chúng tôi xin cam đoan sẽ mang đến cho các bạn những bài luận văn chất lượng nhất, đảm bảo về nội dung và số liệu thống kê mới nhất.
Xem thêm: Dịch vụ làm báo cáo thực tập Chuyên nghiệp, Uy tín toàn quốc
1. Khái niệm kế toán nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hóa. Trong các doanh nghiệp, nguyên vật liệu được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp.
2. Vai trò kế toán nguyên vật liệu
– Nguyên vật liệu có vai trò là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm, là một trong ba yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc cung cấp nguyên vật liệu kịp thời, đầy đủ, đúng chất lượng, quy cách, chủng loại có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh.
– Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nó còn quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra. Ngoài ra, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Do đó, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận, doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ, đồng thời có biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu ở các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng.
Như vậy, nguyên vật liệu là một trong những thành phần quan trọng nhất trong công tác xây dưng, lắp đặt các công trình, hệ thống điện. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguồn nguyên vật liệu một cách hợp lý.
3. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu
– Đánh giá nguyên vật liệu là xác định giá trị của nguyên vật liệu theo một nguyên tắc nhất định. Đánh giá nguyên vật liệu nhằm mục đích thực hiện chức năng hạch toán ghi chép và lập báo cáo kế toán bằng tiền các loại vật tư.
– Đánh giá vật tư xuất: đánh giá theo giá nhập thực tế, có thể xác định tương đương giá nhập thực tế bằng các phương pháp tính giá.
– Đánh giá vật tư nhập: cơ sở đánh giá là chứng từ kế toán thực tế phát sinh nghiệp vụ, nguyên tắc chung là tính theo giá phí thực tế, cơ cấu giá nhập của vật tư tùy thuộc vào nguồn thu nhập để xác định số tiền tính và giá nhập.
– Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn tính giá nguyên vật liệu theo một trong hai phương pháp: giá thực tế và giá hạch toán. Giá thực tế được xem là một loại nguyên tắc, giá hạch toán mang tính chất là giá thủ tục, nghĩa là sử dụng giá hạch toán chỉ để thuận tiện cho việc cung cấp thông tin.
– Theo quy định, nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế (giá gốc), tức là nguyên vật liệu khi nhập kho hay xuất kho đều được phản ánh trên sổ sách theo giá thực tế. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán hàng ngày có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập xuất vật liệu.
Xem thêm: bài tập kế toán quốc tế có đáp án
3.1. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
Trường hợp mua nguyên vật liệu trong nước nhập kho:
Giá thực tế bao gồm:
+ Giá mua trên hóa đơn: gồm thuế giá trị gia tăng áp dụng hạch toán theo phương pháp trực tiếp, không gồm thuế giá trị gia tăng áp dụng hạch toán theo
phương pháp khấu trừ.
+ Chi phí liên quan đến quá trình thu mua: chi phí vận chuyển, bốc dỡ,…
Trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu:
Giá thực tế bao gồm:
+ Giá mua
+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ
+ Chi phí liên quan đến bộ phận thu mua
+ Thuế nhập khẩu
+ Phí làm thủ tục hải quan
Phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập kho
3.2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho
– Phương pháp giá thức tế đích danh
Ưu điểm: phương pháp này có độ chính xác cao, đảm bảo tính kịp thời của số liệu.
Nhược điểm: đòi hỏi có đầy đủ số liệu về từng loại NVL do đó tốn nhiều công sức.
Điều kiện áp dụng: phương pháp này thường được sử dụng trong các doanh nghiệp có ít chủng loại NVL hoặc NVL ổn định và có thể nhận diện được.
– Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
Ưu điểm: cách làm này đảm bảo tính kịp thời của số liệu.
Nhược điểm: doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại trong trường hợp giá cả không ổn định, nếu chủng loại NVL nhiều, phát sinh
nhập xuất liên tục dẫn đến khối lượng công việc nhiều.
Điều kiện áp dụng: Thích hợp đối với những doanh nghiệp có ít chủng loại NVL, số lần nhập kho của NVL không nhiều.
Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho
– Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
Ưu điểm: cách làm này có độ chính xác cao, đảm bảo tính kịp thời của số liệu và phản ánh được tình hình biến động giá cả NVL trong kỳ.
Nhược điểm: khối lượng công việc tính toán nhiều.
Điều kiện áp dụng: phương pháp này thích hợp đối với những doanh nghiệp có ít chủng loại NVL, có lưu lượng nhập kho ít, giá cả ít biến động.
– Phương pháp hệ số giá:
Ưu điểm: giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán, việc tính toán nhanh chóng do không phụ thuộc vào số lượng NVL, số lần nhập xuất nhiều hay ít.
Nhược điểm: phương pháp này đòi hỏi kế toán phải có trình độ cao.
Điều kiện áp dụng: thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL, giá cả biến động và việc nhập kho diễn ra thường xuyên.
Nếu cần hỗ trợ luận văn thạc sĩ kế toán hành chính sự nghiệp hãy liên hệ Viết Báo Cáo Thuê 24h, Trải qua hơn 15 năm hoạt động, chắc chắn bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi liên hệ số tổng đài của chúng tôi 0878 651 242 |
4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Ở nội dung kế toán nguyên vật liệu tổng hợp có thể áp dụng 1 trong 2 phương pháp kế toán sau:
– Phương pháp kế khai thường xuyên
Khái niệm
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho nói chung và vật tư nói riêng một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại, từng thứ, từng nhóm hàng tồn kho. Do đó, phương pháp này cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý.
Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên sử dụng các tài khoản sau:
+ Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: dùng theo dõi giá thực tế (giá gốc của phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Thẻ kho Sổ số dư; Sổ kế toán tổng hợp; Bảng kê lũy kế; Nhập – Xuất – Tồn; Phiếu giao nhận chứng từ nhập; Phiếu giao nhận chứng từ xuất toàn bộ nguyên vật liệu hiện có, tăng, giảm qua kho của doanh nghiệp…)
+ Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”: phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ – dụng cụ, hàng hóa,… mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho (kể cả số đang gửi cho người bán).
Bên cạnh các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: 133, 331, 111, 112, 632, 157,…
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
– Phương pháp kiểm kê định kỳ
Khái niệm: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại hàng tồn kho mà chỉ
phản ánh giá trị vật tư nói riêng và hàng tồn kho nói chung ở đầu kỳ và cuối kỳ. Do đó, phương pháp này khó cung cấp được thông tin kịp thời cho quản lý.
Tài khoản TK 611 “Mua hàng”: Dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ (vật tư); hàng hóa… theo giá thực tế (giá
mua + chi phí thu mua).
Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”: Dùng để phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
Các tài khoản liên quan khác : 111, 112, 331,…
Đầu kỳ, kế toán kết chuyển giá trị vật liệu chưa sử dụng sang TK 6111
Nợ TK 6111 – chi tiết từng loại vật liệu
Có TK 152: Nếu là vật liệu tồn kho
Có TK 151: Nếu còn đang đi đường
Trong kỳ, mọi nghiệp vụ liên quan đến vật liệu đều được ghi nhận trên TK 6111 – chi tiết cho từng loại vật liệu.
Khi mua nguyên vật liệu nhập kho, căn cứ vào chứng từ có liên quan ghi:
Nợ TK 6111: Giá trị thực tế vật liệu thu mua chưa thuế
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,…: Tổng thanh toán
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Xem thêm: bài tập kế toán du lịch có lời giải
5. Quy trình kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Quy trình kế toán nguyên vật liệu bao gồm các bước chính để theo dõi, ghi chép và báo cáo tình hình sử dụng và tồn kho nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Bước 1: Tiếp nhận nguyên vật liệu
Kiểm tra chất lượng: Đảm bảo nguyên vật liệu nhận vào đạt tiêu chuẩn chất lượng. Lập biên bản tiếp nhận: Ghi nhận thông tin về số lượng, chất lượng, và nguồn gốc nguyên vật liệu.
Quy trình chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu
Bước 2: Ghi chép vào sổ sách
Sổ theo dõi nhập kho: Ghi nhận chi tiết các nguyên vật liệu đã nhập, bao gồm mã vật tư, số lượng, đơn giá và tổng giá trị. Sổ chi tiết nguyên vật liệu: Cập nhật thông tin từng loại nguyên vật liệu, theo dõi nhập xuất tồn kho.
Bước 3: Xuất nguyên vật liệu
Lập phiếu xuất kho: Ghi nhận thông tin về nguyên vật liệu được xuất ra để sử dụng trong sản xuất. Ghi vào sổ xuất kho: Cập nhật thông tin xuất kho tương tự như khi nhập kho.
Bước 4: Tính giá thành nguyên vật liệu
Phương pháp tính giá: Áp dụng các phương pháp tính giá như FIFO (nhập trước xuất trước), LIFO (nhập sau xuất trước), hoặc bình quân gia quyền. Tính toán giá thành: Tính giá thành nguyên vật liệu đã sử dụng trong sản xuất.
Bước 5: Báo cáo tồn kho
Lập báo cáo tồn kho định kỳ: Cung cấp thông tin về số lượng nguyên vật liệu còn tồn kho, giúp quản lý quyết định về việc nhập thêm hay sử dụng nguyên vật liệu.
Bước 6: Kiểm kê định kỳ
Thực hiện kiểm kê: Định kỳ kiểm kê số lượng thực tế của nguyên vật liệu để đối chiếu với số liệu trên sổ sách. Xử lý chênh lệch: Nếu có sự chênh lệch, cần điều chỉnh số liệu và xác định nguyên nhân.
Bước 7: Phân tích và đánh giá
Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu: Đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất, giúp cải thiện quy trình và giảm thiểu lãng phí.
Quy trình giúp doanh nghiệp quản lý tốt nguyên vật liệu, đảm bảo tính chính xác trong ghi chép kế toán và hỗ trợ ra quyết định trong sản xuất.
Hoàn thành báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu là một trong những bài luận quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tốt nghiệp của các bạn sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán. Chính vì vậy để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn về báo cáo thực tập kế toán bán hàng tham khảo dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, chạy SPSS với giá thành cực kỳ hợp lý dành cho học sinh sinh viên.
Chúng tôi có một quy trình làm việc rõ ràng, đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức và kinh nghiệm chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành báo cáo một cách nhanh chóng nhất với điểm số như ý.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: BT1A, KĐT Mỹ Đình 2, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0878 651 242
Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
Website: vietbaocaothue24h.com
Fanpage: Viết báo cáo thuê 24h