Bạn là sinh viên chuyên ngành kế toán, đang nghiên cứu về các lĩnh vực kế toán tiền lương, kế toán thuế, kế toán kiểm toán, kế toán công, bên cạnh những lĩnh vực đó thì doanh nghiệp rất chú trọng kế toán nguyên vật liệu liên quan đến hàng tồn kho.
Kế toán nguyên vật liệu là gì? Vai trò và các phương pháp của kế toán vật liệu 2024
Trong bài viết này, Viết Báo Cáo Thuê 24h sẽ làm rõ kế toán nguyên vật liệu là gì? và tổng quan về vai trò và các phương pháp thực hiện kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp. Khi đó sinh viên hiểu rõ vấn đề về kế toán nguyên vật liệu từ đó chọn cho mình những đề tài nghiên cứu báo cáo, khóa luận, luận văn thạc sĩ về kế toán nguyên vật liệu chi tiết nhất.
Xem thêm: Dịch vụ làm báo cáo thực tập Chuyên nghiệp, Uy tín toàn quốc
1. Kế toán nguyên vật liệu là gì
Nội dung chính
Nguyên vật liệu đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố nền tảng của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong mỗi chu kỳ sản xuất, nguyên vật liệu không giữ được hình thái vật chất ban đầu, và toàn bộ giá trị của nó bị hao mòn hoàn toàn. Do đó, giá trị của nguyên vật liệu được chuyển dịch một lần duy nhất vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2. Vai trò của kế toán vật liệu
– Nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, là một trong những thành phần cốt lõi trong quá trình sản xuất kinh doanh.
– Là nền tảng vật chất cho việc hình thành sản phẩm cuối cùng.
– Đặc thù của nguyên vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất duy nhất và bị tiêu hao hoàn toàn, chuyển hóa toàn bộ giá trị của nó vào sản phẩm mới mà không giữ lại hình thái vật chất ban đầu.
Vì thế, nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ quá trình sản xuất nào và được coi là một phần của vốn lưu động. Việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc quản lý hiệu quả vốn sản xuất và tài sản của doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ của công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu
Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo quản lý hiệu quả:
Tổ chức đánh giá và phân loại nguyên vật liệu theo các quy định của nhà nước cũng như yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp.
Quản lý chứng từ, tài khoản, và sổ sách kế toán theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho của doanh nghiệp, nhằm ghi nhận, phân loại, và tổng hợp số liệu về tình hình nguyên vật liệu hiện có và những biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp dữ liệu chính xác và kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Thực hiện phân tích và đánh giá việc thực hiện kế hoạch mua và sử dụng nguyên vật liệu, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu, hạn chế tình trạng tồn đọng, và rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Xem thêm: luận văn về kế toán tiền lương
4. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình mà có thể áp dụng một trong ba phương pháp kế toán chi tiết sau:
– Đối với phương pháp ghi thẻ song song
Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu.
Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều.
Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư; việc nhập xuất diễn ra không thường xuyên. Trong điều kiện doanh nghiệp đã làm kế toán máy thì phương pháp này vẫn áp dụng cho doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu. Nhập, xuất diễn ra thường xuyên.
– Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển
Ưu điểm: khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng.
Nhược điểm: Phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu số lượng; việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ được tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán.
Điều kiện áp dụng: thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại nguyên vật liệu ít. Không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày; phương pháp này thường ít áp dụng trong thực tế.
– Phương pháp ghi sổ số dư
Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi chép do kế toán chỉ ghi chép theo chỉ tiêu số tiền và ghi theo nhóm nguyên vật liệu.
Nhược điểm: Kế toán chưa theo dõi chi tiết đến từng thứ nguyên vật liệu, nên phải căn cứ vào thẻ kho thì mới có được số liệu về tình hình nhập, xuất tồn của từng thứ nguyên vật liệu.
Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu, việc nhập-xuất diễn ra thường xuyên. Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống giá hạch toán và xây dựng được hệ thống danh điểm nguyên vật liệu. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng.
Xem thêm: luận văn thạc sĩ kế toán
5. Các phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là một phương pháp kế toán yêu cầu doanh nghiệp phải ghi chép liên tục và chi tiết mọi nghiệp vụ liên quan đến nhập kho, xuất kho, và tồn kho của nguyên vật liệu trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho được cập nhật kịp thời và chính xác, giúp quản lý hiệu quả các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Các phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của nguyên vật liệu, kế toán sử dụng Tài khoản 152 – Nguyên vật liệu, bao gồm:
TK 1521- Nguyên vật liệu chính
TK 1522- Vật liệu phụ
TK 1523- Nhiên liệu
TK 1524- Phụ tùng thay thế
TK 1525- Thiết bị xây dựng cơ bản
TK 1528- Vật liệu khác.
Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu.
Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp này cho phép các tài khoản chỉ ghi nhận trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tồn kho vào đầu kỳ và cuối kỳ. Các nghiệp vụ nhập, xuất trong kỳ không được theo dõi chi tiết mà chỉ được xác định thông qua việc kiểm kê cuối kỳ để tính toán lượng nguyên vật liệu đã sử dụng và tồn kho.
Số lượng
hàng xuất kho |
= | Số lượng hàng
tồn đầu kỳ |
+ | Số lượng hàng nhập trong kỳ | – | Số lượng hàng
tồn cuối kỳ |
Các hình thức sổ kế toán:
Theo hình thức và các sổ kế toán được áp dụng trong hình thức được trình bày như sau:
– Hình thức Nhật ký- sổ cái
– Hình thức Nhật ký chung
– Hình thức Chứng từ ghi sổ
– Hình thức Nhật ký chứng từ
Ngoài các sổ của mỗi hình thức như trên thì còn có các sổ chung cho các hình thức như sau:
+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
+ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
+ Thẻ kho
+ Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng
6. Gợi ý chi tiết đề cương kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp đồ gỗ
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần nội thất Tuyết Vy
Kết cấu luận vặn kế toán nguyên vật liệu:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nội thất Tuyết Vy
Chương 3: Một số phương hướng nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nội thất Tuyết Vy
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Đặc điểm 1.1.3. Nhiệm vụ 1.1.4. Vai trò 1.1.5. Phân loại nguyên vật liệu 1.1.6. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu 1.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 1.2.1. Chứng từ sử dụng 1.2.2. Sổ sách sử dụng 1.2.3. Trình tự luân chuyển chứng từ 1.2.4. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu 1.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 1.3.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.3.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT TUYẾT VY 2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Nội thất Tuyết Vy 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty 2.2. Thực trạng về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nội thất Tuyết Vy 2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty 2.2.2. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty 2.2.3. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại Công ty 2.2.4. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ 2.2.5. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 2.2.6. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT TUYẾT VY 3.1. Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nội thất Tuyết Vy 3.1.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty 3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO |
Từ những thông tin bài viết cung cấp về kế toán nguyên vật liệu, Viết Báo Cáo Thuê 24h rất hy vọng các bạn học viên có thể lựa chọn cho mình một đề tài phù hợp để đạt điểm cao trong đợt báo cáo chuyên ngành kế toán thành công. Để tốt nghiệp thạc sĩ kế toán với số điểm cao thì việc có một bài luận văn thạc sĩ kế toán nguyên vật liệu chất lượng là vô cùng quan trọng.
Nếu bạn đang theo học thạc sĩ chuyên ngành kế toán và cần hỗ trợ làm báo cáo, luận văn thạc sĩ uy tín, Viết Báo Cáo Thuê 24h bằng kinh nghiệm 15 năm trong hoạt động dịch vụ làm luận văn thạc sĩ uy tín & chất lượng đã tổng hợp các dạng đề phổ biến và chọn lọc và gợi ý luận văn thạc sĩ kế toán chất lượng, dễ đạt điểm cao và phù hợp chuyên ngành.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: BT1A, KĐT Mỹ Đình 2, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0878 651 242
Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
Website: vietbaocaothue24h.com
Fanpage: Viết báo cáo thuê 24h