Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh và biến động, môi trường marketing tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp, việc hiểu rõ môi trường marketing giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường và tận dụng cơ hội để phát triển.
Vậy môi trường marketing là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường marketing? Hãy cùng Viết Báo Cáo Thuê 24h tìm hiểu và phân tích chi tiết thông qua bài viết dưới đây!
Môi trường marketing là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường marketing
1. Khái niệm môi trường marketing?
Nội dung chính
Môi trường marketing hay còn được gọi là marketing environment: “Là tập hợp lực lượng bên trong và bên ngoài diễn ra xum quanh doanh nghiệp có tác động ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động marketing của doanh nghiệp”.
Theo định nghĩa của cha đẻ của ngành marketing – Philip Kotler (2003): “Môi trường marketing của doanh nghiệp là tập hợp những tác nhân và và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài chức năng quản trị của marketing của doanh nghiệp và tác động đến khả năng quản trị marketing trong việc triển khai cũng như duy trì các cuộc giao dịch thành công đối với khách hàng mục tiêu”.
2. Tại sao cần phân tích môi trường marketing?
Để xây dựng được một chiến lược kinh doanh hiệu quả, bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua việc phân tích môi trường marketing. Dưới đây là 4 lý do tại sao doanh nghiệp cần phân tích môi trường marketing:
2.1. Hiểu rõ nhu cầu khách hàng và thị trường mục tiêu
Phân tích môi trường marketing giúp doanh nghiệp nhận biết và hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi mua sắm của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường mục tiêu từ đó tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị và quảng bá sản phẩm đến khách hàng phù hợp và hiệu quả.
2.2. Tăng khả năng cạnh tranh
Phân tích môi trường Marketing sẽ đưa ra các tiêu chí phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu hơn về đối thủ của mình, từ đó xây dựng các chiến lược marketing cụ thể, tìm ra những cách để tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp từ đó thu hút và giữ chân khách hàng, tăng cường cạnh tranh trên thị trường.
2.3. Thích ứng và quản lý rủi ro
Môi trường marketing luôn biến động và chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, phân tích môi trường giúp doanh nghiệp dự đoán trước những thách thức và chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Bên cạnh đó, với sự thay đổi liên tục với sự xuất hiện của các xu hướng mới. Việc phân tích môi trường giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và điều chỉnh chiến lược để bắt kịp xu hướng, không bị tụt hậu so với đối thủ.
2.4. Tối ưu hóa ngân sách marketing
Phân tích môi trường marketing giúp doanh nghiệp xác định và triển khai các chiến lược marketing chi tiết từ đó phân bổ ngân sách marketing một cách hợp lý, tránh lãng phí nguồn lực và tối ưu hóa lợi nhuận.
4 Lý do tại sao cần phân tích môi trường marketing
3. Phân tích môi trường marketing cho doanh nghiệp
3.1. Phân tích môi trường marketing bên trong
Là các yếu tố bên trong bao gồm các lĩnh vực kinh doanh của một tổ chức, đường lối chính sách của doanh nghiệp sẽ quyết định tính cách của doanh nghiệp trong việc ứng phó với sự thay đổi của thị trường. Các thành phần của môi trường nội bộ có tác động đến hoạt động truyền thông, tiếp thị của doanh nghiệp: Con người, tài chính, máy móc, nguyên vật liệu, thị trường…
3.2. Phân tích môi trường marketing bên ngoài
Môi trường marketing bên ngoài gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Môi trường vi mô là những yếu tố có quan hệ trực tiếp bản thân doanh nghiệp và những khả năng phục vụ khách hàng bao gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công chúng, trung gian marketing, nhà cung ứng.
Môi trường vĩ mô có mức độ ảnh hưởng rộng lớn hơn bao gồm các yếu tố như: Nhân khẩu, chính trị xã hội, kinh tế, tự nhiên, khoa học công nghệ…
3.2.1. Môi trường marketing vĩ mô
Yếu tố nhân khẩu: Môi trường này rất quan trọng mà bất kì nhà quản trị nào cũng phải quan tâm vì nhân khấu tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, bao gồm: quy mô, cơ cấu dân số (nam, nữ), tỷ lệ tăng dân số, lứa tuổi (già, trẻ), trình độ học vấn, nghề nghiệp… các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô thị trường và cơ cấu nhu cầu tiêu dùng.
Yếu tố kinh tế: Môi trường này bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ giá, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người… các yếu tố trong môi trường kinh tế luôn biến động không ngừng. Các yếu tố này đều sẽ ảnh hưởng theo những cách khác nhau có thể trong ngắn hạn hoặc dài hạn tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra các cơ hội nhưng cũng có thể mang đến những khó khăn.
Yếu tố tự nhiên: Môi trường này bao gồm: tài nguyên, khí hậu, địa hình và các yếu tố tự nhiên khác. Hiện nay, điều kiện tự nhiên ngày càng xấu đi và đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho doanh nghiệp. Những người làm marketing cần phải nhạy bén với các mối đe dọa cũng như cơ hội gắn liền với các yếu tố tự nhiên như: thiếu hụt nguyên liệu, thiên tai, ô nhiễm môi trường và các chính sách nhà nước về bảo vệ môi trường.
Môi trường khoa học công nghệ: Môi trường này đã làm thay đổi đời sống con người một cách nhanh chóng. Các phát minh, tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã tạo nên điều kì diệu trong cuộc sống của con người. Điều này đòi hỏi những nhà quản trị marketing cần tư vấn cho lãnh đạo các doanh nghiệp có sự kết hợp với các chuyên gia về lĩnh vực khoa học kĩ thuật nhằm áp dụng được những công nghệ tiên tiến nhất, tạo ra sản phẩm mới, đẩy nhanh quá trình sản xuất, giảm thiểu sức lao động của con người và gia tăng năng lực cạnh tranh của họ trên thị trường.
Môi trường chính trị – pháp luật: Môi trường này bao gồm: mức ổn định về chính trị, các vấn đề điều hành của chính phủ, hệ thống luật pháp, các thông tư, chỉ thị… Những diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh và trực tiếp tới các quyết định của doanh nghiệp. Các biến động của môi trường chính trị – pháp luật có thể đem lại thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp.
Môi trường văn hóa xã hội: Môi trường này chính là bản sắc văn hóa của con người trong xã hội đó. Bản sắc văn hóa khác nhau sẽ hình thành nên các quan điểm khác nhau về các giá trị và chuẩn mực. Nó bao gồm: thể chế xã hội, dân tộc, tôn giáo, chuẩn mực hành vi, cách sống…
Sáu yếu tố trên thuộc môi trường vĩ mô, nó tác động tới hoạt động marketing của doanh nghiệp rất phức tạp, đa dạng và nhiều mức độ. Doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu tại địa điểm nào đó với những đặc điểm thị trường cụ thể thì những chiến lược marketing mà doanh nghiệp đưa ra phải phù hợp với những đặc điểm đó.
3.2.2. Môi trường marketing vi mô
Nhà cung cấp: Để tiến hành sản xuất hàng hóa hay dịch vụ thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có những yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị… hay cần thuê: lao động, mặt bằng, tiền vay…
Đối thủ cạnh tranh: Khi tham gia vào kinh doanh, dù chỉ là một đoạn thị trường duy nhất, nếu không phải là một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm độc quyền thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp phải đối thủ cạnh tranh. Những sự thay đổi về chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh đều có thể là nguy cơ đối với quyết định marketing của doanh nghiệp.
Trung gian marketing: Các tổ chức môi giới thương mại bán buôn bán lẻ, các công ty vận tải, các tổ chức tài chính – tín dụng và các công ty cung ứng dịch vụ marketing. Đây là những tổ chức trợ giúp và phối hợp cùng với doanh nghiệp trong tất cả các khâu từ khi sản xuất tới khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Công chúng: Công chúng là một nhóm bất kì quan tâm hoặc có sức ảnh hưởng tới khả năng đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Họ có thể hỗ trợ, tạo thuận lợi hoặc chống lại, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc triển khai các nỗ lực marketing để đáp ứng thị trường.
Khách hàng: Yếu tố cuối cùng trong môi trường vi mô và cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp chính là khách hàng. Họ là thị trường của doanh nghiệp, cũng là yếu tố chi phối mang tính quyết định với các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có thể có 5 loại khách hàng là: thị trường người tiêu dùng, thị trường các nhà sản xuất, thị trường nhà buôn bán trung gian, các tổ chức có nhu cầu sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp như các trường học, bệnh viện, tổ chức nhân đạo… và cuối cùng là thị trường quốc tế.
Môi trường marketing vi mô
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường marketing
Yếu tố kinh tế: Đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của khách hàng. Ảnh hưởng bởi, tình hình kinh tế trong và nước ngoài, lạm phát, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp cần cân nhắc điều chỉnh giá bán và quản lý chi phí hiệu quả để duy trì lợi nhuận.
Chính trị: Các quy định về bản quyền, thuế, luật,.. đều ảnh hưởng đến chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần theo dõi và thích ứng với những thay đổi trong chính sách thuế, luật bảo hộ lao động để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
Sinh thái học: Các chiến dịch marketing nên tập trung vào vấn đề này để tránh gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, vì điều này có thể gây tổn thương cho hình ảnh thương hiệu của bạn.
Nhân khẩu học: Là một yếu tố quan trọng trong môi trường marketing, ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ khách hàng. Việc phân tích các đặc điểm nhân khẩu học giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, từ đó xây dựng chiến lược marketing hiệu quả và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh.
5. Nghiên cứu điển hình về môi trường marketing của 2 thương hiệu nổi tiếng
Thương hiệu Coca Cola:
Khởi nguồn từ một thương hiệu nhỏ bé, Coca Cola đã đối mặt với rất nhiều thử thách trong những ngày đầu để khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng. Để vượt qua khó khăn, Coca Cola nhanh chóng sử dụng hình ảnh các nhân vật nổi tiếng nhằm quảng bá sản phẩm và thu hút sự chú ý. Năm 1985, phiên bản đặc biệt của Coca Cola đã được đưa vào không gian và sử dụng bởi các phi hành gia. Đến năm 1990, Coca Cola tạo ra một bước ngoặt lớn với việc sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng như ca sĩ và diễn viên Hilda Clark trong các ấn phẩm quảng cáo và poster. Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, Coca Cola đã khéo léo tận dụng cơ hội để thu về hàng tỷ đô la lợi nhuận mỗi năm. Những chiến dịch marketing thông minh với ý tưởng độc đáo và sáng tạo đã giúp Coca Cola nhanh chóng thu hút một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội, trở thành “bậc thầy” trong lĩnh vực quảng cáo.
Bạn đang thực tập tại doanh nghiệp, bạn cần phân tích chi tiết về môi trường marketing hãy liên hệ chúng tôi. Viết báo cáo thuê 24h – Dịch vụ làm báo cáo thực tập chuyên nghiệp, uy tín.
Kodak – “Ông Vua” nổi tiếng một thời của ngành nhiếp ảnh:
Kodak, từng được biết đến như một nhà sản xuất máy ảnh chụp bằng phim hàng đầu thế giới, đã gặp phải một thách thức lớn với sự xuất hiện của “làn sóng” máy ảnh kỹ thuật số. Sự thay đổi này đã làm đảo lộn toàn bộ thị trường nhiếp ảnh. Kodak không nhận ra tiềm năng phát triển của máy ảnh kỹ thuật số, và vẫn “trung thành” với việc sản xuất máy ảnh chụp bằng phim. Chính quyết định sai lầm này đã khiến Kodak tự “đóng băng” và mất đi một thị phần rất lớn vào tay các đối thủ cạnh tranh như Sony, Fuji, Canon, và nhiều hãng khác. Trong khi các đối thủ này nhanh chóng nắm bắt cơ hội và đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số, Kodak lại chậm chạp trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh của mình. Sự chần chừ và thiếu tầm nhìn chiến lược đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khi thị trường chuyển dịch mạnh mẽ sang công nghệ số và nhu cầu về máy ảnh phim dần biến mất. Câu chuyện của Kodak là một bài học quý giá về tầm quan trọng của việc thích ứng với sự thay đổi của môi trường marketing và công nghệ. Sự thất bại của Kodak không chỉ do họ không bắt kịp xu hướng mới, mà còn vì họ không dự đoán được sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và thị trường.
Xem thêm: Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ, tốt nghiệp, cao học giá rẻ số 1 Việt Nam
Thông qua bài viết trên, VIẾT THUÊ BÁO CÁO 24H phân tích và tổng hợp về môi trường marketing là gì? Tại sao cần phân tích môi trường marketing? Phân tích môi trường marketing cho doanh nghiệp và 2 ví dụ thực tế về môi trường marketing của doanh nghiệp lớn là CoCa Cola và Kodak. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về môi trường marketing, từ đó đưa ra được chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn Viết Báo Cáo Thuê 24h hỗ trợ phân tích thêm về các ví dụ thực tế về môi trường marketing, phân tích rõ hơn về môi trường marketing, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường marketing vào thực tiễn mà doanh nghiệp bạn đang thực tập thì hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ
Địa chỉ: BT1A, KĐT Mỹ Đình 2, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0878 651 242
Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
Website: vietbaocaothue24h.com
Fanpage: Viết báo cáo thuê 24h
Tài liệu tham khảo:
1. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
2. Trần Minh Đạo (2009), Giáo trình marketing căn bản, Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế quốc dân.