Xúc tiến trong marketing là gì? Các chiến lược xúc tiến trong marketing gồm những yếu tố nào? 4 công cụ xúc tiến trong marketing là: Quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng trực tiếp, khuyến mãi. Vậy nội dung chi tiết của xúc tiến trong marketing sẽ như thế nào. Hãy cùng Viết Báo Cáo Thuê 24h tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang không có thời gian thực hiện báo cáo thực tập, bạn đang loay hoay chọn đơn vị làm báo cáo chuyên nghiệp. Hãy thử tham khảo dịch vụ làm báo cáo thực tập của Viết Báo Cáo Thuê 24h nhé.
1. Xúc tiến trong Marketing là gì?
Nội dung chính
Xúc tiến là những nỗ lưc của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc nhở và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp. Nhờ xúc tiến mà doanh nghiệp có thể bán ra nhiều và nhanh hơn. Được thể hiện qua nhãn hiệu, bao bì, gian hàng trưng bày, bán hàng cá nhân, dịch vụ khách hàng, hội chợ, cuôc thi, và những thông điệp qua các phương tiện thông tin (như báo chí, truyền hình, truyền thanh, thư, áp phích, phương tiện vận chuyển…). Những hoạt động này do công ty hoặc do các tổ chức thông tin thực hiện.
Xúc tiến trong Marketing là gì? Các chiến lược xúc tiến trong Marekting hiệu quả nhất 2024
Xúc tiến trong marketing (Promotional Mix) Theo quan điểm của Marketing là một hệ thống xúc tiếnbao gồm sáu công cụ dưới sự kết hợp của quan điểm truyền thống do Alastair M.Morison và quan điểm của Philip Kotler cộng với hai học giả M. elch – A. Belchnh: Quảng cáo, marketing trực tiếp, Mạng internet – truyền thông tích hợp, kích thích tiêu thụ (xúc tiến bán hàng), tuyên truyền – quan hệ công chúng.
Chiến lược xúc tiến (Promotion Strategy) là một phần quan trọng trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp, nhằm tuyên truyền quảng bá vận động khách hàng mục tiêu thuyết phục khách hàng, cung cấp đầy đủ thông tin tới khách hàng để thu hút sự chú ý của khách, kích thích trí tò mò của khách và thu hút khách sử dụng sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ.
Đọc thêm: Bản chất marketing là gì? So sánh bản chất marketing truyền thống và marketing hiện đại 2024
2. Mục đích của chiến lược xúc tiến trong Marketing
Doanh nghiệp sử dụng hoạt động xúc tiến trong marketing nhằm thông báo cho khách hàng mục tiêu sự có mặt của sản phẩm mới của doanh nghiệp trên tị trường.
Chiến lược xúc tiến còn dùng để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, thúc đẩy mua nhanh hơn và nhiều hơn. Xúc tiến cũng dùng để so sánh cho khách hàng thấy được sản phẩm của doanh nghiệp khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác.
Xúc tiến còn là một công cụ để thuyết phục khách hàng trước những đối thủ cùng ngành đáng gờm. Do vậy, ngay cả những doanh nghiệp đã thành công cũng phải thường xuyên nhắn nhở khách hàng về sản phẩm, về công ty để duy trì thị trường.
3. 4 Công cụ xúc tiến trong Marketing
Hiện nay các doanh nghiệp thường thực hiện các hoạt động truyền thông marketing đến khách hàng, các giới trung gian và giới công chúng khác bằng một hỗn hợp marketing truyền thông (Marketing Commmunication-mix), hay còn gọi là hỗn hợp xúc tiến (Promotion mix). Một hỗn hợp xúc tiến bao gồm 4 công cụ chủ yếu sau đây:
3.1. Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo (Advertising) là gì?
Khái niệm:
Là thành phần chính đầu tiên trong chiến lược xúc tiến trong Marketing.
Theo Philip Kotler (2016): “Quảng cáo là những hình thức truyền thông trực tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí”. Mục đích của quảng cáo là nhanh chóng tiếp cận khách hàng, thu hút được khách hàng tiếp cận sản phẩm một cách nhanh chóng.
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại để truyền đạt tin tức về chất lượng hay ưu điểm các sản phẩm đến khách hàng. Để thực hiện được việc này, các doanh nghiệp phải chi ra một khoản tiền nhất định.
Bản chất của quảng cáo
- Sự trình bày công khai (Public Presentation): Quảng cáo là cách truyền đạt thông tin công khai về sản phẩm một cách chuẩn hóa và hợp pháp.
- Sự lan tỏa (Pervasiveness): Quảng cáo là cách làm thông tin tràn ngập. Quảng cáo giúp người bán lặp lại thông điệp nhiều lần giúp người mua nhận và so sánh thông điệp của các hãng khác nhau để lưc chọn..
- Gia tăng sự diễn đạt (Amplified expressiveness): quảng cáo cung cấp cơ hội tạo kịch tính trong sự trình bày sản phẩm và công ty qua việc sử dụng khéo léo các yếu tố: hình ành, âm thanh, màu sắc…
- Tính vô cảm (Impersionality): quảng cáo không thúc mua như lực lượng bán hàng. Khán thính giả không bị bắt buộc chú ý hay đáp ứng.
Tóm lại: Quảng cáo là hình thức truyền thông trả phí để truyền tải thông điệp đến khách hàng qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, radio, báo chí, tạp chí, bảng quảng cáo, và quảng cáo trực tuyến. Mục tiêu là tạo ra sự nhận biết về sản phẩm hoặc dịch vụ và thúc đẩy khách hàng mua hàng.
Đọc thêm: Marketing plan là gì? 5 bước lập marketing plan hiệu quả nhất 2024
3.2. Quan hệ công chúng (Public Relations)
Khái niệm
Doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với cộng đồng nhằm xây dựng và thúc đẩy danh tiếng đối với khách hàng, góp một phần nhỏ xây dựng cộng đồng, nhằm quảng bá thương hiệu trong mắt công chúng. Quan hệ công chúng nội bộ và qua hệ cộng đồng thông qua các hoạt động tổ chức hội nghị, từ thiện, tài trợ quan hệ địa phương, tạo nên các chương trình khác biệt có ích cho cộng đồng.
Quan hệ công chúng (PR) là những hoạt động truyền thông để xây dựng và bảo vệ danh tiếng của công ty, sản phẩm trước các giới công chúng. Đối tượng nhận các thông điệp PR là các giới công chúng bao gồm: giới tiêu thụ, các nhà đầu tư, chính phủ, các báo đài, các thành viên phân phối, nhân viên và những nhóm công chúng khác.
Mục tiêu của quan hệ công chúng:
– Đạt được những vị trí và thời điểm tốt trên các phương tiện cho các thông cáo báo chí và diễn giả của công ty.
– Truyền thông những báo cáo về thành qảu hoạt động của công ty.
– Đạt được vị trí cần thiết cho công ty khi nổ ra những tranh luận, bút chiến.
– Kết hợp hoạt động xã hội với quảng cáo.
– Giữ vững tình cảm của công chúng.
Quan hệ công chúng là gì? Một số hình thức hoạt động quan hệ công chúng
Một số hình thức hoạt động của quan hệ cống chúng:
– Quan hệ với báo chí (Press Relations): Cung cấp những thông tin có giá trị cho các phương tiện để lôi kéo sự chú ý về sản phẩm, vế công ty,…
– Tuyên truyền sản phẩm (Product Publicity): Công bố rộng rãi các thông tin để giới thiệu sản phẩm mới, sự cải tiến sản phẩm.
– Truyền thông của công ty (Corporate Communication): là những hoạt động truyền thông bên trong lẫn bên ngoài nhằm phát triển sự hiểu biết về công ty.
– Vận động hành lang (Lobbying): là công việc vận động các cơ quan lập pháp, quản lý nhà nước, các nhà chính trị để thúc đẩy hoặc hạn chế một số qui định hay đạo luật.
– Tư vấn (Counselling): Tư vấn cho các nhà quản trị trong lĩnh vực giao tế, phát ngôn và những vấn đề nâng cao vị trí và hình ảnh công ty.
Một số công cụ chủ yếu của quan hệ công chúng:
– Xuất bản phẩm: Bao gồm các tư liệu như báo cáo hàng năm, những cuốn sách nhỏ, những bài báo, bản tin của công ty…
-Tổ chức sự kiện (Events): tổ chức các buổi lễ khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm,…
– Tài trợ (Sponsorships): tài trợ từ thiện (học bổng, cứu trợ…), tài trợ thương mại (chương trình ca nhạc, thể thao…) gắn với tên sản phẩm công ty.
-Tin tức: đây là các tin tức về công ty, sản phẩm và con người của công ty đó.
– Hoạt động công ích: các công ty có thể nâng cao uy tín của mình bằng cách góp tiền bạc và thời gian cho những sự nghiệp công ích một cách thích đáng.
3.3. Khuyến mãi (Sales promotion)
Khái niệm:
Khuyến mãi là những khích lệ ngắn hạn để khuyến khích việc mua một sản phẩm vậc chất hay dịch vụ. Là yếu tố thứ ba trong chiến lược xúc tiến trong marketing.
Đặc trưng của khuyến mãi:
– Truyền thông (Communication): khuyến mãi gây sự chú ý và cung cấp nhưng thông tin dẫn người tiêu dùng đến sản phẩm.
– Chào mời (Ivitation): khuyến mãi như một lời mời chào thúc giục khách hàng mua ngay sản phẩm…
Khuyến mại (Trade Promotion): Thực hiện và xây dựng các chương trình khuyến mại nhằm thu hút kích thích người mua hàng về tinh thần và vật chất. Kích thích khả năng mua hàng phản hồi nhanh chóng có thể đo lường được và tạo nguồn doanh thu, hoạt động khuyến mại mang tính ngắn hạn kích thích người mua hàng không có hiệu quả khi sử dụng thời gian lâu dài.
Khuyến mãi (Sales promotion)
3.4. Bán hàng cá nhân
Khái niệm
Bán hàng cá nhân là hình thức bán hàng cá nhân mang lại hiệu quả cao nhân viên bán hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng từ đó có thể nắm bắt được thông tin, sở thích hành vi mua hàng của khách. Bán hàng cá nhân cho phép xử lý phản hồi của khách hàng nhanh chóng và chính xác, vì tác động của việc bán hàng có thể được xác định từ phản hồi của khách hàng.
Có thể nói, bán hàng cá nhân là hoạt động bán hàng mà nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Mục tiêu bán hàng cá nhân
Tạo ra mối quan hệ cá nhân và đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Việc sử dụng hiệu quả các thành phần của xúc tiến trong marketing sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing và tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường.
4. Các chiến lược xúc tiến trong marketing
4.1. Chiến lược đẩy (Push Strategy)
Định nghĩa
Chiến lược đẩy tập trung vào việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối. Nhà sản xuất “đẩy” sản phẩm đến các nhà bán buôn, nhà bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng.
Phương pháp
Khuyến mãi và chiết khấu cho nhà bán buôn và nhà bán lẻ: Tăng động lực cho các kênh phân phối để họ nhập và bán sản phẩm.
Bán hàng trực tiếp: Nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp với các nhà bán lẻ để thuyết phục họ nhập hàng.
Tổ chức hội chợ và triển lãm: Giới thiệu sản phẩm mới và tạo cơ hội để các nhà phân phối tiếp xúc với sản phẩm.
Chương trình thưởng: Tặng thưởng hoặc hoa hồng cho các nhà bán lẻ khi đạt được mục tiêu bán hàng.
Ví dụ: Công ty nước giải khát Coca Cola: Sử dụng đội ngũ bán hàng trực tiếp tiếp xúc với các cửa hàng tiện lợi và siêu thị để thuyết phục họ nhập thêm sản phẩm mới. Cung cấp chiết khấu lớn và chương trình khuyến mãi cho các nhà bán lẻ để họ nhập nhiều sản phẩm hơn và đặt chúng ở vị trí dễ thấy trong cửa hàng.
Các chiến lược xúc tiến trong marketing
4.2. Chiến lược kéo (Pull Strategy)
Định nghĩa
Chiến lược kéo – chiến lược xúc tiến trong marketing tập trung vào việc tạo ra nhu cầu từ phía người tiêu dùng, khiến họ chủ động tìm kiếm và yêu cầu sản phẩm. Người tiêu dùng “kéo” sản phẩm từ nhà bán lẻ, và nhà bán lẻ sau đó sẽ yêu cầu sản phẩm từ nhà sản xuất.
Phương pháp
Khuyến mãi trực tiếp đến người tiêu dùng: Giảm giá, coupon, và các chương trình khuyến mãi nhắm trực tiếp vào người tiêu dùng cuối cùng.
Chiến dịch truyền thông xã hội: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tạo ra sự tương tác và lan truyền thông tin về sản phẩm.
Quan hệ công chúng (PR): Sử dụng các hoạt động PR để xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo ra sự quan tâm từ công chúng.
Ví dụ: Công ty mỹ phẩm Thái Nguyên khởi chạy chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội và truyền hình để tạo ra nhu cầu về sản phẩm chăm sóc da mới, khiến người tiêu dùng đến các cửa hàng mỹ phẩm và yêu cầu sản phẩm này.
Bài viết trên, Viết Báo Cáo Thuê 14h cũng nêu rõ xúc tiến trong marketing là gì? 4 Công cụ được sử dụng xúc tiến trong marketing bao gồm quảng cáo, PR, quan hệ công chúng, khuyến mại, bán hàng cá nhân; Mục đích của chiến lược xúc tiến trong marketing; Chiến lược xúc tiến trong marketing. Những công cụ này được đưa ra nhằm làm rõ hướng đi của việc nghiên cứu của luận văn.
Viết Báo Cáo Thuê 24h là đơn vị viết thuê luận văn uy tín trên thị trường hiện nay hứa hẹn mang đến cho khách hàng các dịch vụ viết thuê luận văn Thạc Sĩ – Đại Học,… Với quy trình chuyên nghiệp, sẽ đảm bảo chất lượng phù hợp với tiêu chí của từng đề tài nghiên cứu.
Khi đồng hành cùng đơn vị chuyên nghiệp như chúng tôi, các bài luận văn, báo cáo,…, sẽ hoàn thành đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: BT1A, KĐT Mỹ Đình 2, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0878 651 242
Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
Website: vietbaocaothue24h.com
Fanpage: Viết báo cáo thuê 24h
0 bình luận
Chất lượng bài viết vượt ngoài mong đợi của tôi. Xin cảm ơn đội ngũ chuyên nghiệp!